Bộ nguồn thủy lực 2 chiều

Hầu hết trong các bộ phận máy móc, thiết bị hay các hệ thống vận hành bằng chất lỏng thủy lực đều sử dụng bộ nguồn thủy lực 2 chiều. Thiết bị này có thể đáp ứng nhiều yêu cầu công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Vậy thiết bị này là gì mà lại có công dụng đến thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách tổng quan về thiết bị này cũng như biết được các lưu ý khi sử dụng nó để mang lại hiệu quả cao nhé!

bo nguon thuy luc 2 chieu

Bộ nguồn thủy lực 2 chiều là gì?

Bộ nguồn thủy lực 2 chiều hay còn được gọi với những các tên như trạm nguồn thủy lực 2 chiều, bộ nguồn thủy lực 12V, bơm thủy lực mini 12V 2 chiều,…Thiết bị này được sử dụng để điều hướng và cung cấp dòng lưu chất có áp suất cao cho các thiết bị động cơ thủy lực, xilanh trong các hệ thống đường ống hay các thiết bị khác vận hành bằng thủy lực. Thường được ứng dụng phổ biến ở các bộ nguồn trong hệ thống sản xuất, gia công, chế biến, các máy móc, hệ thống, dây chuyền sản xuất công nghiệp.

bo nguon thuy luc 2 chieu la gi

Cấu tạo của bộ nguồn thủy lực 2 chiều

Bộ nguồn thủy lực 2 chiều có cấu tạo khá đơn giản bao gồm các bộ phận như động cơ thủy lực (motor), bơm thủy lực, van đảo chiều, bình chứa dầu và các phụ kiện phụ khác kèm theo. Bộ nguồn thủy lực 2 chiều chỉ thích hợp với các xilanh có hành trình 2 chiều đẩy ra kéo vào.

Bình chứa dầu: Bình có dung tích tối đa 5 lít. Là bộ phận có kích thước lớn nhất trong bộ nguồn có chức năng chứa dầu hoặc các chất lỏng thủy lực để cung cấp nhiên liệu cho hệ thống hoạt động.

Động cơ (motor): Sử dụng động cơ điện 2 chiều 12V có công suất 1000W giúp thực hiện chức năng chuyển điện năng được cung cấp thành cơ năng quay của trục bơm.

Van điện tử: Khác với các thiết bị khác, bộ nguồn thủy lực 2 chiều không cần phải dùng van cơ mà chỉ lắp một van đảo chiều 4/3 để điều khiển xilanh 2 chiều.

Bơm thủy lực: Là bộ phận được lắp đặt với động cơ điện dùng để hút dầu vào bình chứa và đẩy ra làm chuyển đổi năng lượng. Có 3 loại bơm phổ biến trên thị trường là bơm bánh răng, bơm piston và bơm cánh gạt.

Rơ le: giúp đóng ngắt các hoạt động điện.

Bình ắc quy: Bộ nguồn thủy lực 2 chiều chỉ sử dụng một bình ắc quy.

Các phụ kiện kèm theo: nắp bình dầu, quạt tản nhiệt, ống dẫn dầu, đồng hồ đo áp suất, các khớp nối, van khóa đồng hồ,…

bo nguon thuy luc 12VDC 1

Bộ nguồn thủy lực 2 chiều được ứng dụng ở đâu?

Nhờ các tính năng vượt trội nên bộ nguồn thủy lực 2 chiều được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Ứng dụng trong các hệ thống thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp, gia công chế tạo có xilanh 2 chiều như máy nâng, máy ép thủy lực, máy đùn, máy dập, máy uốn, máy nghiền, máy múc,…
  • Sử dụng trong các nhà máy sản xuất xi măng để điều khiển sàn ghi, băng tải, xưởng chế biến gỗ, luyện kim, chế tạo sắt thép, nhôm đồng, nhà máy cơ khí, sản xuất và lắp ráp ô tô,…

ung dung bo nguon thuy luc 2 chieu

  • Dùng trong lĩnh vực vận tải như sử dụng bộ nguồn thủy lực 2 chiều vào hệ thống của xe tải, xe nâng, xe lăn, thang máy, cần cẩu, xe bảo dưỡng,…
  • Ứng dụng bộ nguồn 2 chiều trong các hệ thống cầu đường, các cơ cấu nâng hạ, cột chống thủy lực trong khai thác khoáng sản,…
  • Ngoài ra, bộ nguồn thủy lực 2 chiều còn dùng trong hệ thống xử lý rác thải, ép phế liệu, nâng hạ cửa nặng của thủy điện,…

bo nguon thuy luc 2 chieu ung dung trong cac may moc

Các lưu ý khi sử dụng bộ nguồn thủy lực 2 chiều

Trong quá trình vận hành bộ nguồn thủy lực 2 chiều, khách hàng sẽ không tránh khỏi những sự cố không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng làm việc. Vì thế, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng bộ nguồn thủy lực 2 chiều là khi đổ dầu thủy lực phải giữ cho hệ thống thủy lực của xilanh tránh hoàn toàn các bọt khí ở bên trong thì lực đẩy mới hiệu quả. Còn nếu xilanh vẫn còn khí ở trong đó thì khi đẩy sẽ không tạo ra lực đẩy lớn.
  • Bộ nguồn thủy lực 2 chiều chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn hạn khoảng 3 phút, không được để thiết bị hoạt động liên tục 24/24.
  • Dòng điện của nguồn cấp phải có giá trị lớn hơn 120 ampe.
  • Không được tự ý điều chỉnh lại kết cấu hoạt động của bộ nguồn mà không có sự hướng dẫn của đơn vị cung cấp.
  • Kiểm tra dầu, nhớt định kỳ. Để bộ nguồn thủy lực 2 chiều đạt hiệu quả cao thì nên thay dầu sau 100 giờ hoạt động lần đầu tiên và những lần sau đó là định kỳ 3000 giờ thay 1 lần.
  • Vệ sinh bình dầu thường xuyên, chú ý nhiệt độ dầu không vượt quá 70 độ C.
  • Tuyệt đối không để cạn bình dầu mới thay.
  • Khi lắp đặt, nên để bộ nguồn thủy lực 2 chiều ở những vị trí bằng phẳng, tránh những vùng trũng, ngập nước hay bị tác động lực từ bên ngoài.

bo nguon thuy luc 12VDC 5

Kết luận

Qua bài viết trên chắc các bạn đã phần nào hiểu được tổng quan về bộ nguồn thủy lực 2 chiều. Hi vọng với những thông tin ấy sẽ giúp cho các khách hàng chưa từng sử dụng bộ nguồn sẽ cân nhắc lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng và các khách hàng đã mua rồi biết cách sử dụng cho an toàn, mang lại năng suất làm việc cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *