Máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực được sử dụng phổ biến trong một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ về máy ép thủy lực là gì, cấu tạo ra sao, ứng dụng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ được. Bởi vậy, qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan tới thiết bị này.

Máy ép thủy lực là gì?

Máy ép thủy lực còn có tên gọi khác là máy ép Bramah” (tên tiếng anh theo nhà phát minh của máy). Đây là loại máy ép thông dụng, sử dụng xi lanh thủy lực để tạo nên lực nén. Máy sẽ dùng lực tác động lên chất lỏng để nén ép hoặc đè bẹp một chất liệu, đồ vật nào đó theo mong muốn của người sử dụng.

Máy ép thủy lực là gì?

Cấu tạo máy ép

Tương tự như các dụng cụ thủy lực khác, máy ép được tạo ra từ 3 bộ phận sau:

  • Hệ thống điều khiển.
  • Hệ thống thủy lực.
  • Khung máy ép thủy lực.
Cấu tạo máy ép thủy lực
Cấu tạo máy ép thủy lực

Nguyên lý hoạt động

Máy ép thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý của định luật “Pascal”.

Áp suất tĩnh bên ngoài tác dụng lên chất lỏng hạn chế được phân phối hoặc truyền đều khắp chất lỏng theo mọi hướng

Công thức: F = PA

  • F: là lực tác dụng,
  • P: là áp suất được truyền.
  • A: là diện tích mặt cắt ngang.

Theo nguyên lý Pascal, áp suất ban đầu (P1) sẽ tác động lên Piston nhỏ (A1) và tạo ra một áp suất bằng (P2) lên Piston lớn (A2).

Tuy nhiên, vì A2 có diện tích gấp 10 lần so với A1 nên nó sẽ tạo ra một lực (F2) gấp 10 lần so với lực ban đầu (F1).

Ở đây, thông qua nguyên lý Pascal, chỉ với một lực tương đối nhỏ tác dụng lên máy, có thể được phóng đại đến mức nâng ô tô lên.

Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực
Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực

Phân loại máy ép thủy lực

Thực tế, máy ép là một loại dụng cụ đa dạng về mẫu mã, kích thước, công năng. Để phân loại máy này, thì Thủy Lực Việt đã tổng hợp và tóm gọn lại 3 loại máy ép chính sau:

Máy ép thủy lực bằng tay

Dòng máy này sử dụng bơm tay thủy lực rời để tạo lực hoạt động. Người sử dụng sẽ trực tiếp thao tác trên tay cầm để giúp xi lanh di chuyển.

Ngoài ra, một số máy khác sử dụng con đội thủy lực với thao tác thực hiện bằng tay ép các vật đơn giản hay kích thước nhỏ.

Thông thường, dạng thiết kế này phù hợp với những máy có sức ép thấp từ 2 – 30 tấn.

Máy ép thủy lực bằng tay
Máy ép thủy lực bằng tay

Máy ép thủy lực bằng điện

Máy ép này để hoạt động thì cần được tích hợp với một bơm điện thủy lực. Với lực tạo ra từ nguồn điện, máy sẽ hoạt dộng nhanh, hiệu quả hơn so với máy ép thủy lực bằng tay.

Máy ép thủy lực bằng điện
Máy ép thủy lực bằng điện

Máy ép thủy lực công nghiệp

Dòng máy ép cho công nghiệp thường là các dòng máy lớn, một số dòng máy phổ biến như máy ép chữ C, chữ H, 3 trụ hay 4 trụ và nhiều loại khác. Giá thành của dòng máy này rất cao, thường rơi vào khoảng 100tr tới vài tỷ đồng cho 1 máy.

Máy ép thủy lực công nghiệp
Máy ép thủy lực công nghiệp

Ưu điểm của dòng máy ép thủy lực

  • Tiết kiệm được chi phí so với máy cơ.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Bảo vệ quá tải nhờ vào van thủy lực.
  • Vì sử dụng cơ chế thủy lực nên tiếng ồn rất nhỏ.
  • Máy mang lại độ chính xác khá cao.

Ưu điểm của dòng máy ép thủy lực

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới máy ép thủy lực. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thiết bị này, từ đó lựa chọn được sản phẩm ưng ý cho công việc của mình.

Xem thêm các tin tức chuyên sâu khác về lĩnh vực thủy lực tại: thuylucviet.net.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *