Bộ nguồn máy ép thủy lực

Các thiết bị công nghiệp nặng hiện nay thường chạy bằng một bộ nguồn thủy lực, điều đó giúp cho các thiết bị này tăng năng suất cho người sử dụng trong sản xuất công nghiệp hay các công trường xây dựng. Công suất cấp nguồn phải được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu, thế nhưng những thiết bị này luôn được cài đặt sẵn công suất tiêu chuẩn. Do đó, nhiều người sử dụng đã rất khó khăn khi tìm kiếm một bộ nguồn máy ép thủy lực để đáp ứng nhu cầu của họ. Vậy, để có thể giúp các bạn chọn được một sản phẩm phù hợp hãy cùng chúng tôi đi hết bài viết này nhé!

Giới thiệu về bộ nguồn máy ép thủy lực

Bộ nguồn máy ép thủy lực là gì?

Hệ thống nguồn này còn có tên khác là trạm năng lượng thủy lực, đóng một vai trò chính trong hệ thống động cơ của các thiết bị công nghiệp nói chung mà máy ép thủy lực nói riêng. Trong các máy móc, hệ thống và dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, chúng ta thường tìm thấy các bộ nguồn máy ép thủy lực như thế này.

Bộ nguồn máy ép thủy lực là gì?

Chức năng của bộ nguồn

Đây là bộ phận chính của các loại máy công nghiệp hiện nay vì tính chất quyết định đến sự hoạt động của hệ thống thiết bị thủy lực, nó cung cấp dầu và chất lỏng thủy lực cần thiết cho hệ thống hoạt động. Công việc của bộ nguồn máy ép thủy lực đó chính là cung cấp dầu và chất bôi trơn cho hệ thống, biến đổi năng lượng điện thành năng lượng thủy điện và làm cho thiết bị hoạt động. Để phù hợp với mục đích hay như cầu sử dụng của con người, nguồn điện và các van trong bộ nguồn này nên tạo ra một mạch thủy lực.

Chức năng của bộ nguồn

Cấu tạo của bộ nguồn máy ép thủy lực

Các bộ phận cấu thành nên một bộ nguồn máy ép thủy lực bao gồm các phần chính sau như máy bơm, motor thủy lực, van điều chỉnh, bộ lọc, hệ thống làm mát và thùng dầu. Để có thể hiểu sau về từng thành phần cấu tạo thì hãy cùng chúng tôi xem qua phần dưới đây:

1. Máy bơm dầu

Thành phần chính của bộ nguồn máy ép thủy lực đó chính là máy bơm. Dầu được bơm bằng thành phần này vì hút từ bồn chứa, sau đó sẽ đẩy dầu xuống đường ống với áp suất định trước để cấp cho các van và xi lanh làm việc. Máy bơm thường được lắp đặt trên mặt của thùng dầu và được liên kết với động cơ và đường ống.

Hiện nay, các bộ nguồn được tích hợp từ các loại máy bơm có 3 loại chính sau đây: bơm lá, bơm nhông và bơm piston.

2. Động cơ thủy lực (hay Motor)

Motor thủy lực hay động cơ chính là một bộ phận có chức năng hoạt động mạnh mẽ trong bộ nguồn máy ép thủy lực. Thành phần này sử dụng nguyên lý biến đổi năng lượng điện của nguồn thành cơ năng. Kết quả của sự kết nối của trục bơm với motor thủy lực sẽ tạo nên một lực chuyển động cho máy.

Chúng ta có thể thấy rằng các kỹ sư rất tin tưởng vào động cơ điện 2 chiều bằng cách kiểm tra nhiều nguồn điện khác nhau. Áp suất vận hành của hệ thống và lưu lượng dầu của bơm thủy lực sẽ được sử dụng để xác định công suất cụ thể của động cơ cung cấp năng lượng.

3. Hệ thống van

Để có thể đáp ứng được việc điều khiển dòng dầu trong bộ nguồn, chúng ta cần phải có một hệ thống van sau đây:

  • Van phân phối thủy lực: Khách hàng có thể lựa chọn van điện từ 1 đầu điện hoặc 2 đầu điện hay van đóng mở bằng 1 gạt tay hay nhiều gạt để phân phối lưu lượng dầu đi vào xilanh.
  • Van một chiều: Loại van này, thường được lắp song song với máy bơm để ngăn dòng dầu chảy ngược trở lại máy bơm làm hỏng nó, chỉ cho phép dầu di chuyển theo một hướng.
  • Van an toàn: Bộ phận thủy lực quan trọng này giữ cho áp suất tại bộ nguồn thủy lực luôn ở mức an toàn và bảo vệ hệ thống. Van an toàn sẽ mở nếu áp suất quá cao, cho phép dầu chảy trở lại bình chứa trong nỗ lực giảm áp suất.

4. Bộ lọc máy ép thủy lực

Luôn có bộ lọc dầu trong bộ nguồn máy ép thủy lực vì dầu càng sạch thì kích thước mắt lưới của bộ lọc hồi càng nhỏ. Dầu thường chứa các tạp chất như bụi, sợi nylon, mảnh kim loại hoặc các sản phẩm phụ của quá trình oxy hóa thiết bị khi bộ nguồn máy ép thủy lực trong quá trình sử dụng. Các thành phần trong hệ thống dần bị hư hỏng và dầu bị giảm chất lượng là do dầu thủy lực bị bẩn. Sử dụng hệ thống bộ lọc máy giúp cho việc lọc và loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm trong dầu một cách dễ dàng. Do đó, sẽ cung cấp cho máy bơm và các máy móc khác một nguồn dầu sạch để hoạt động.

Bộ lọc dầu

5. Hệ thống làm mát

Yếu tố chính khiến dầu thủy lực bị thoái hóa là trong một nền nhiệt cao, điều này làm phân hủy cấu trúc của dầu và biến đổi thành các chất gây ô nhiễm nguy hiểm cho các thành phần cao su và kim loại. Vì vậy, cần có thiết bị làm mát để đảm bộ nguồn máy ép thủy lực có tuổi thọ lâu nhất có thể. Thiết bị này sẽ hỗ trợ giảm nhiệt độ của dầu khi đã quá mức nhiệt độ cho phép và duy trì lượng dầu có trong một nền nhiệt trong phạm vi của nhà sản xuất được.

Thông thường thì có hai loại bộ làm mát được tích hợp với bộ nguồn máy ép thủy lực:

  • Quạt tản nhiệt: Các bạn có thể chọn loại này nếu nhiệt độ dầu nóng không vượt quá 60 độ. Nó có ưu điểm là tăng tính khả dụng của hệ thống và giảm thiểu tình trạng dừng nghỉ, tăng hiệu quả hoạt động của bộ nguồn lên mức khá cao và tăng tuổi thọ là đáng kể.
  • Hệ thống làm mát bằng dầu: Khi nhiệt độ dầu của hệ thống làm việc cao hơn 60 độ, đang là một thiết bị lý tưởng để được sử dụng. Thực tế là nó hoạt động khá là yên tĩnh so với quạt tản truyền thống. Để làm lạnh dầu, có thể dùng nước muối hoặc nước lọc.

6. Thùng dầu

Thùng dầu có dạng hình hộp chữ nhật và được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại, bao gồm sắt mạ kẽm, inox, thép. Thùng dầu là cơ sở vững chắc để lắp van, máy bơm, động cơ cũng như là không gian để hệ thống tản nhiệt cho dầu, đây là một thành phần cần thiết cho bộ nguồn máy ép thủy lực hoạt động. Các yêu cầu hệ thống và lưu lượng dầu sẽ được sử dụng để xác định thể tích của thùng dầu.

Cấu tạo của bộ nguồn máy ép thủy lực

Ứng dụng của bộ nguồn máy ép thủy lực

Với các thiết bị sản xuất, gia công, chế biến công nghiệp bao gồm máy ép thủy lực, thiết bị nâng hạ thủy lực, máy nghiền, sàn nâng,… thì bộ nguồn máy ép thủy lực được ứng dụng trong hầu hết các thiết bị này. Ngoài ra còn về các thiết bị khác như cơ khí, lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, luyện kim, sản xuất nhôm, thép, thủy tinh …

Ngoài ra, bộ nguồn máy ép thủy lực cũng được biết đến với việc sử dụng trong các hệ thống xử lý ngoài công nghiệp như: chất thải, nghiền phế liệu, chế biến gỗ, sản xuất nông ngư,thủy điện, kỹ thuật ép dầu lạc …

Bộ nguồn máy ép thủy lực trở nên phổ biến hơn không chỉ trong ngành công nghiệp mà còn trong nhiều phương diện khác được con người khai thác do những lợi ích đặc biệt và những công dụng rất hữu ích của nó mang lại. Với thiết kế và cấu trúc của bộ nguồn điện có thể được thay đổi để phù hợp với mọi loại nhiệm vụ, chế độ và công suất.

Ứng dụng của bộ nguồn máy ép thủy lực

Sử dụng bộ nguồn máy ép thủy lực cần lưu ý những gì?

Trước khi đến với sử dụng bộ nguồn máy ép thủy lực bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Không được tự ý thay đổi áp suất mặc định của bộ nguồn và thay đổi thiết kế của nguồn điện do nhà sản xuất cung cấp.
  • Nhiệt độ của dầu và nhớt làm việc đều không được bao giờ vượt quá 70 độ C.
  • Về vị trí lắp đặt của bộ nguồn máy ép thủy lực phải thật bằng phẳng, rộng rãi và mát mẻ. Không nên để các vật nặng khác lên trên bộ nguồn.
  • Luôn giữ mức dầu trong thùng ở mức định đã được quy định tránh để nó cạn kiệt có thể dễ dàng gây hại cho các hệ thống của máy ép thủy lực.
  • Người sử dụng phải chọn loại dầu có đặc tính thích hợp với bộ nguồn của máy và có độ nhớt phổ thông từ 15 đến 80 cst.
  • Đối với các bộ nguồn máy ép thủy lực đã trải qua các dự án hay công việc, dầu thủy lực phải được thay thế sau mỗi 300 giờ làm việc sau 100 giờ đầu tiên vận hành.

Sử dụng bộ nguồn máy ép thủy lực cần lưu ý những gì?

4 cách chọn bộ nguồn máy ép thủy lực phù hợp nhất

Để có thể giúp cho các bạn tránh khỏi việc tiền mất tật mang, mua phải những mặt hàng bộ nguồn máy ép thủy lực kém chất lượng hay không phù hợp thì hãy cùng chúng tôi đi giải đáp trong phần sau đây:

Chọn bộ nguồn theo mục đích sử dụng

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn bộ nguồn máy ép thủy lực với nhiều loại mẫu mã, hình dáng, công suất hay giá thành khác nhau. Để có thể chọn ra được một sản phẩm bộ nguồn máy ép thủy lực sao cho phù hợp với tính chất công việc hay mục đích sử dụng đó chính là phải đáp ứng đủ các điều kiện nhu cầu đối với công việc của bạn như cần một bộ nguồn với công suất lớn hơn dành cho các hoạt động công nghiệp nặng hay cần một giá thành vừa túi tiền mà vừa đáp ứng đủ các nhu cầu trong công việc khác.

Chọn bộ nguồn thủy lực dựa trên thông số kỹ thuật

Việc chọn một bộ nguồn dựa trên bộ thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra là cực kỳ quan trọng. Để có thể đáp ứng đầy đủ và không thiếu bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông số mà nhà sản xuất đã đưa ra trên bộ nguồn máy ép thủy lực có phù hợp với công việc mà bạn đang làm hay không như việc nâng hạ những vật dụng nặng rất cần đến công suất.

So sánh giá cả giữa các thương hiệu

Về giá cả các sản phẩm của các nhãn hiệu lớn hiện nay có giá thành rất là cạnh tranh nhau vì thế khiến cho người sử dụng rất khó để chọn một sản phẩm đạt chất lượng với giá rẻ. Thay vì hãy đắn đo vào từng giá thành thì bạn nên tập trung hơn vào các nhà sản xuất hàng đầu như JND, Yuken, HDX, Nachi,…

Chọn đơn vị cung cấp uy tín

Một điều quan trọng không kém đó là chọn mặt gửi vàng đối với các đơn vị phân phối. Việc để chọn ra được một nhà phân phối các mặt hàng bộ nguồn máy ép thủy lực hiện nay là rất khó. Vì các nhà phân phối ma mọc lên như nấm, khiến cho người sử dụng không biết nên đặt niềm tin vào chỗ nào. Vì thế bạn nên tìm hiểu về lịch sử, chi nhánh, bộ phận chăm sóc, hay các mặt hàng hay khách hàng tương tác để đánh giá được chất lượng cũng như dịch vụ của các đơn vị đó.

4 cách chọn bộ nguồn máy ép thủy lực phù hợp nhất

Kết luận

Mong rằng qua bài viết ngày hôm nay đã giải đáp được những phần nào tâm tư trong bạn và giúp cho bạn có thể chọn ra được bộ nguồn máy ép thủy lực phù hợp với tính chất công việc của mình. Nếu còn gì thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề trên thì hãy đừng ngần ngại mà liên đến chúng tôi để được giúp đỡ nhanh và sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *