Bạn đang thắc mắc về motor thủy lực là gì? Động cơ thủy lực có những loại nào? Máy được sử dụng ở những đâu? Motor thủy lực và bơm thủy lực có phải là một? Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc mà các bạn đang gặp phải.
Nội Dung
Motor thủy lực là gì?
Motor thuỷ lực hay còn gọi là động cơ thủy lực là thiết bị truyền động cơ khí, được làm bằng các loại hợp kim và có thể sử dụng trong các hệ thống chạy bằng dầu, nhớt hoặc bất kỳ các chất lỏng thủy lực khác.
Motor thuỷ lực giúp chuyển đổi nguồn năng lượng thủy lực đang ở dạng áp suất và dòng chảy thành năng lượng cơ năng. Từ đó, năng lượng được tạo ra truyền vào bơm, biến công năng thành cơ năng quay.
Các loại động cơ thủy lực
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại động cơ thủy lực. Nhưng những loại động cơ chủ yếu thường được sử dụng nhất đó là:
Motor thủy lực bánh răng
- Motor thuỷ lực bánh răng có cấu tạo bao gồm 2 bánh răng là: bánh răng không tải và bánh răng được gắn với trục ra.
- Khi đưa vào một bên bánh răng, dầu hoặc chất lỏng thuỷ lực sẽ đạt áp suất cao. Lúc đó, dầu và chất lỏng thuỷ lực sẽ chảy quanh bánh răng và đến vỏ motor. Sau đó sẽ được nén ra khỏi động cơ.
- Động cơ thuỷ lực bánh răng rất bền bỉ, ít hư hỏng, ít xảy ra sự cố xảy nên được nhiều người lựa chọn và tin dùng.
Motor thủy lực piston
- Đối với motor thuỷ lực piston sẽ đa dạng hơn so với các động cơ thuỷ lực khác là có dạng hướng trục và hướng kính.
- Motor thủy lực piston được mọi người đánh giá cao bởi momen khởi động thực tế cao hơn so với thiết kế động cơ. Do đó, động cơ thuỷ lực piston đảm bảo quá trình hoạt động ổn định hơn, trơn tru hơn với tuổi thọ làm việc cao. Giảm các nguy cơ hư hỏng, trục trặc cho thiết bị.
- Đối với các piston được sắp xếp theo hình tròn ở trong vỏ motor thì lúc xoay các trục sẽ thẳng hàng với piston bơm. Trong trường hợp piston hướng trục sẽ lại có 2 dạng là piston trục thẳng, piston trục cong.
Motor thủy lực cánh gạt
- Motor thủy lực cánh gạt là sản phẩm phù hợp khi sử dụng hệ thống có áp suất trung bình, thấp. Động cơ thuỷ lực cánh gạt khá giống với động cơ thuỷ lực bánh răng tuy nhiên, motor thuỷ lực cánh gạt có lỗ khoan trục lệch tâm so với vỏ.
- Do rotor của động cơ chuyển động trượt ra, trượt vào nên sự chuyển động của dầu với áp suất cao sẽ buộc rotor phải quay đúng theo một hướng duy nhất.
- Motor thuỷ lực cánh gạt với giá thành rẻ cũng như quá trình hoạt động ít tiếng ồn, êm ái. Cấu tạo bơm cũng khá đơn giản, nhỏ gọn nên dễ dàng di chuyển cũng như bảo dưỡng và vệ sinh máy. Nên motor thuỷ lực cánh gạt cũng là máy được nhiều người tin dùng.
⇒ Ngoài những loại motor thuỷ lực được nêu phía trên, thì trên thị trường cũng còn có motor thủy lực 5 sao. Giống với các loại motor trên, motor 5 sao tạo ra chuyển động xoay liên tục như đầu ra của hệ thống. Động cơ có cấu tạo với 5 cánh giống ngôi sao nên còn được gọi là động cơ 5 sao.
Bên cạnh đó, người ta cũng hay chia loại motor thủy lực theo hãng sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, công suất, chất liệu…
Các ứng dụng của motor thủy lực
Motor thuỷ lực với cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, dễ di chuyển nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực chủ yếu là trong công nghiệp và trong xây dựng. Tùy vào từng loại motor khác nhau mà chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Chủ yếu, được dựa trên:
- Motor tốc độ cao momen thấp: Đối với dòng motor này có thể làm việc liên tục với tần suất cao được ứng dụng trong các loại máy phát điện, quạt, máy phát điện, máy nén khí,…
- Motor tốc độ thấp momen cao: Do motor thường được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất xi măng, luyện kim, sản xuất hóa chất hay các máy đào, máy xúc, máy ủi, máy cẩu,… nên động cơ thường phải truyền tải một lưu lượng tương đối nặng. Động cơ thủy lực loại này có cấu tạo đơn giản với độ tin cậy cao và giá thành rẻ hơn so với động cơ tốc độ cao.
Phân biệt động cơ thủy lực và bơm thủy lực
Động cơ thủy lực và bơm thủy lực đều được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất và xây dựng. Nên nhiều người cho rằng động cơ thủy lực và bơm thủy lực là một. Thế nhưng, hai thiết bị này hoàn toàn tách biệt và khác nhau. Dưới đây sẽ là chi tiết cách phân biệt động cơ thủy lực và bơm thủy lực.
Cơ chế hoạt động
- Bơm thủy lực với cơ chế hút và đẩy chất lỏng đi, dùng cơ năng quay thành năng lượng của dòng chất lỏng. Giúp di chuyển chất lỏng chạy khắp hệ thống cần cơ chế động cơ để hoạt động.
- Motor thủy lực với cơ chế biến đổi điện năng thành cơ năng, năng lượng dòng thủy lực của bơm thành cơ năng. Motor thủy lực cần nguồn năng lượng để có thể hoạt động
Ứng dụng
- Bơm thủy lực được ứng dụng trong các hệ thống công suất lớn, nhỏ khác nhau một cách linh hoạt.
- Motor thủy lực được ứng dụng trên các loại máy móc, công cụ hay hệ thống xoay tròn.
Đặc điểm lưu ý
- Bơm thủy lực cần quan tâm đến: Trọng lượng bơm, áp suất vận hành tối đa, lưu lượng dầu min – max,…
- Motor thủy lực cần quan tâm đến: Tốc độ và momen xoắn, áp suất của hệ thống và lưu lượng bơm. Tốc độ được tính bằng số vòng quay trong một phút. Momen là sự giảm áp suất và sự dịch chuyển bên trong motor.
Kết luận
Phía trên, là toàn bộ những thông tin về motor thủy lực là gì? Motor thủy lực có những loại nào? Motor được ứng dụng ở những đâu? Và cách phân biệt động cơ thủy lực với bơm thủy lực. Mong rằng, với những thông tin đó đã giúp các bạn nắm rõ được về sản phẩm motor thủy lực.