Thiết bị thuỷ lực là gì? Công dụng của thiết bị thuỷ lực ra sao? Đấy là những thắc mắc mà các bạn gặp phải khi tìm hiểu về sản phẩm thiết bị thuỷ lực. Hiểu rõ điều đó, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mà các bạn đang gặp phải ở bài viết dưới đây.
Nội Dung
Thiết bị thủy lực là gì?
Thiết bị thủy lực là tên gọi chung cho các thiết bị, linh kiện, bộ phận được lắp ráp với nhau để thành một hệ thống thủy lực cho các máy móc, dây chuyền làm việc. Thiết bị thuỷ lực bao gồm có: Bơm thuỷ lực, motor thuỷ lực, van thuỷ lực, xi lanh thuỷ lực, kích thuỷ lực, bình tích áp thuỷ lực, bộ giải nhiệt dầu thuỷ lực, lọc dầu, ống thuỷ lực, đầu nối thuỷ lực,…
Các loại thiết bị thủy lực
Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm thiết bị thuỷ lực có những sản phẩm như sau:
Bơm thủy lực
Bơm thuỷ lực là thiết bị trung tâm của trạm nguồn và cả ở hệ thống thủy lực. Bơm thủy lực giúp hút dầu từ bể chứa dầu lên ống dẫn dầu cung cấp cho các thiết bị, hệ thống hoạt động một cách trơn tru và ổn định.
Bơm thuỷ lực gồm có 3 loại chính đó là: Bơm cánh gạt (bơm lá), bơm bánh răng (bơm nhông), bơm piston. Bơm được hoạt động dựa trên những nguyên lý về thay đổi thể tích công tác khi bơm thông qua piston sẽ chuyển động tịnh tiến trong xi lanh.
Trạm nguồn thủy lực
Trạm nguồn thuỷ lực là thiết bị không thể hoạt động riêng lẻ mà nó cần sự kết hợp của các thiết bị và phụ kiện khác để tạo nên một hệ thống thủy lực thu nhỏ hoàn chỉnh. Được cấu tạo có nguồn cấp và hệ thống van nên trạm nguồn thuỷ lực là một thiết bị vô cùng quan trọng trong hệ thống thuỷ lực.
Trạm nguồn thuỷ lực giúp cung cấp dầu thủy lực vào hệ thống bằng cách biến chuyển năng lượng điện năng thành năng lượng thủy năng. Trạm có khả năng hoạt động với tần suất cao và liên tục. Ngoài ra, trạm cũng linh động thay đổi các thiết bị sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người.
Van thủy lực
Van thủy lực là thiết bị cốt lõi trong cấu tạo hệ thống. Tùy từng loại van khác nhau mà chúng sẽ có những chức năng khác nhau. Nhưng, chủ yếu van thuỷ lực sẽ cung cấp, phân phối và điều chỉnh dòng dầu thủy lực để vận hành động cơ hoặc xi lanh.
Hiện nay, hệ thống thủy lực có một số loại van như: Van 1 chiều, van phân phối dầu, van chống lún, van an toàn, van tiết lưu. Ngoài ra, tại một số công việc đặc thù mà người ta sử dụng các van thủy lực như: Van tuần tự, van giảm áp, van khóa đồng hồ, van cân bằng, van xả tràn, van chỉnh áp…
Motor thủy lực
Nếu ví bơm thuỷ lực là trái tim của hệ thống thuỷ lực thì motor thủy lực chính là cơ bắp của hệ thống. Motor thuỷ lực còn được gọi với cái tên khác là động cơ thủy lực. Đây là thiết bị truyền động quay được lắp đặt song song với bơm thuỷ lực. Chức năng chính của nó là biến năng lượng của chất lỏng thành các chuyển động quay.
Motor thuỷ lực được chia thành các loại như: Động cơ bánh răng, động cơ cánh gạt, piston và động cơ 5 sao. Do đó, tùy vào mục đích khi sử dụng mà mỗi loại động cơ thuỷ lực sẽ có những ưu điểm riêng, phù hợp với mọi nhu cầu khi sử dụng.
Xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực là thiết bị có vai trò chấp hành trong hệ thống. Xi lanh sẽ nhận và biến đổi dòng dầu thành động năng để thực hiện ép, dập, chấn, kéo.
Khi dầu thủy lực được bơm vào đường ống, chảy qua các van phân phối rồi đến xi lanh và đi vào bên trong. Khi dầu tăng lên và đạt đến giới hạn trong khoang xi lanh sẽ tạo lực giúp piston có thể di chuyển ra bên ngoài.
Cấu tạo chính của xi lanh thủy lực gồm có: Ống xi lanh, đế, piston, đầu xi lanh, thanh piston, seal, bu lông, vít vặn,…
Xi lanh thuỷ lực được biết đến với các loại như: Xi lanh cán đơn, xi lanh nhiều tầng, xi lanh ghép gu rông, xi lanh kết cấu hàng, xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều.
Kích thủy lực
Kích thủy lực là sản phẩm giúp con người nâng, hạ các vật có kích thước lớn hoặc tải trọng lớn một cách dễ dàng và an toàn. Thiết bị này được hoạt động dựa trên nguyên lý từ áp lực tạo ra lực và cơ chế vận hành của piston. Kích thủy được cấu tạo bởi các bình chứa chất lỏng, công tắc, khóa, piston và van.
Kích được biết đến nhiều với kích 1 chiều, kích 2 chiều, kích lùn, kích móc, con đội đẩy hàng, kích cá sấu,… hoặc được biết đến với tải trọng mà nó nâng được như con đội thuỷ lực 1 tấn, con đội thuỷ lực 5 tấn, con đội thuỷ lực 10 tấn, con đội thuỷ lực 20 tấn, con đội thuỷ lực 30 tấn, con đội thuỷ lực 50 tấn…
Thiết bị thường được ứng dụng trong các gara ô tô, nhà máy, lắp ráp xe ô tô, đóng tàu biển, nâng hạ hàng hóa,…
Ống thủy lực
Với ống thủy lực là thiết bị giúp kết nối và dẫn dầu từ thùng chứa dầu đến các thiết bị khác trong hệ thống. Bên cạnh đó, nó còn có chức năng chứa và dự trữ một lượng dầu nhỏ cung cấp cho các thiết bị khác khi cần thiết.
Trên thị trường hiện nay, ông thủy lực có 2 loại: Ống cứng và ống mềm.
⇒ Ngoài ra, thiết bị thuỷ lực còn một số loại quan trọng khác trong hệ thống thủy lực như: Bình tích áp thủy lực, bộ giải nhiệt dầu thủy lực, lọc dầu, đầu nối thủy lực,…
Công dụng của thiết bị thủy lực
Thiết bị thuỷ lực là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhất là trong hệ thống sản xuất, chế tạo, cơ khí và công nghiệp. Hệ thống thuỷ lực giúp những công việc có áp suất cao, lưu lượng lớn, tần suất làm việc dày đặc, tải trọng lớn được hoạt động một cách trơn tru và ổn định hơn.
Công dụng của thiết bị thuỷ lực được ứng dụng nhiều nơi như:
- Sản xuất vật tư xây dựng, kim loại như thép, nhôm, đồng.
- Sản xuất cơ khí chế tạo máy, khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng, gạch, thủy tinh, công nghiệp hóa chất.
- Sản xuất và lắp ráp ô tô, đóng tàu thuỷ, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc cơ giới,…
- Xử lý rác thải, sản xuất giấy, chế biến gỗ.
Bên cạnh đó, các thiết bị thủy lực còn được ứng dụng trong cả hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống lái tàu, hệ thống của các xe cơ giới,…
Kết luận
Phía trên là toàn bộ những thông tin về sản phẩm thiết bị thuỷ lực và phân tích của chúng tôi về các loại thiết bị thuỷ lực đang có trên thị trường hiện nay cũng như công dụng của chúng. Mong rằng, với những thông tin đó đã giúp bạn hoàn toàn hiểu rõ về sản phẩm thiết bị thuỷ lực.