Máy chấn tôn thủy lực

Những thiết bị ứng dụng thủy lực vào trong quá trình hoạt động giúp tăng cao hiệu quả làm việc ngày càng trở lên phổ biến. Trong số đó không thể không kể đến máy chấn tôn thủy lực, giúp cắt và uốn cong các tấm kim loại nhanh chóng, chính xác. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp đến bạn những thông tin hữu ích về thiết bị thủy lực này.

Máy chấn tôn thủy lực là gì?

Máy chấn tôn thủy lực là loại thiết bị máy móc cỡ lớn, chuyên được sử dụng để ép dập trong gia công uốn thép lá, nhôm lá dựa trên cơ chế thủy lực. Máy chấn thủy lực có khả năng gia công những vật liệu có chiều rộng từ 0.6m – 16m.

Máy chấn thủy lực nhờ có hệ thống thủy lực để ép các tấm, bản vật liệu. Máy thực hiện ép từ trên xuống dưới hoặc từ phía dưới lên trên. Khi hoạt động thì toàn bộ lưỡi chấn của máy sẽ di chuyển đều trên tấm nhôm, thép để tạo nên những đường chấn thẳng đều. Hoặc cũng có thể chỉnh chấn cong lên tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, chính xác.

Máy chấn tôn thủy lực là gì?

Cấu tạo máy chấn thủy lực

Máy chấn thủy lực được cấu tạo nên từ 4 hệ thống chính: Hệ thống cơ khí, điện, điều khiển và thủy lực. Mỗi hệ thống sẽ có cấu tạo và đặc điểm riêng:

Hệ thống cơ khí

Hệ thống cơ khí được coi như là khung xương của máy chấn tôn thủy lực, bởi vậy nó phải đảm bảo được sự vững chãi và cứng cáp. Hệ thống cơ khí gồm có:

  • Khung thân máy được làm bằng những tấm kim loại hàn liên kết dày để tăng độ cứng chắc cho máy khi vận hành.
  • Ở 2 phía 2 bên trên của khung máy có thiết kế rãnh dẫn hướng, vừa có tác dụng cố định hệ thống thủy lực lại vừa dẫn hướng để cho hệ thống chấn di chuyển đảm bảo độ chính xác.
  • Phần dưới máy gồm có: Bàn đỡ phôi, bể chứa dầu thủy lực, chân máy. Phần khung dưới và khung trên của máy được cố định với nhau bởi các vách khung hàn cố định, giúp tăng cường độ vững chắc cho máy.
  • Hai đầu ở 2 bên máy chấn được gắn xilanh thủy lực để điều khiển các chuyển động lên xuống của dao chấn và hệ thống giữ dao.

Cấu tạo máy chấn thủy lực

Hệ thống điện

Để máy chấn thủy lực hoạt động thì không thể thiếu nguồn điện, nguồn điện thường sử dụng là nguồn 3 pha 50HZ 380V. Nó không những cấp điện cho động cơ chính mà còn cấp cho cả servo điều khiển chiếu sáng và điều khiển thiết bị ở phía sau. Đồng thời thông qua bộ biến áp hệ thống còn sử dụng nguồn DC 24v để cấp nguồn cho hệ thống điều khiển CNC trong mạch chính.

Mạch điều khiển CNC sẽ giúp người dùng có thể tính toán được hành trình điều khiển, điều khiển nạp/xả dầu thủy lực nhằm điều chỉnh lực chấn sao cho phù hợp. Nguồn 3 pha 50HZ 380V giúp bơm dầu cho hệ thống thủy lực để làm mát và bôi trơn hệ thống ở bên trong.

Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển được ví như là bộ não hoạt động của máy. Tùy theo loại máy mà hệ thống sẽ gồm có:

Điều khiển tay và bán tự động

Máy chấn dùng tay để điều khiển được kích thước và góc chấn, là loại máy có bàn chấn được gá cố định trên giá đỡ, kèm theo chân đế và tấm ép. Người vận hành sẽ tiến hành điều chỉnh bàn chấn. Máy được sử dụng trong sản xuất hàng loạt, sau khi kích thước và góc chấn đã được điều chỉnh phù hợp. Đơn hàng hoàn thành xong thì kích thước và góc chấn sẽ được đưa về trạng thái chờ sản xuất.

Hệ thống tự động CNC

Đây là dòng máy chấn tôn cao cấp được trang bị hệ thống CNC có sử dụng các đường biên chi tiết tạo sẵn trên màn hình hiển thị điều khiển các trục để di chuyển máy. Với CNC, công việc gia công để uốn gập kim loại cứng trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tính tự động hóa sẽ giúp cho việc gia công tối ưu tuyệt đối nhất.

Hệ thống thủy lực

Tất cả động cơ điện hay van, bơm dầu sẽ đều nối với thùng chứa dầu. Cần đổ đầy dầu vào thùng nhất là khi thanh trượt đang đi xuống để tiết kiệm năng lượng và tăng sự chính xác của thanh trượt chấn.

Hệ thống CNC cần phải tự động hóa và đạt độ chuẩn hóa tối ưu. Hệ thống gồm có 2 van để cấp dầu và kết nối với nhau bằng 1 bộ phận phân phối lắp trong cụm van. Bộ phận áp suất của hệ thống sẽ gồm có 2 van xả và 1 van điều áp. Người sử dụng cần phải theo dõi đảo chiều của van điều áp, van dầu, van giảm tỷ lệ.

Hệ thống sẽ gồm có 3 khối, khối điều khiển kết nối đối xứng với xi lanh dầu. Van có gờ nối sẽ lắp vào cụm van thông qua ống dầu. Các van sẽ cùng tập trung trong khối điều khiển. Nhờ có hệ thống này mà các thanh trượt sẽ di chuyển nhanh hoặc chậm tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Cấu tạo máy chấn thủy lực

Nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn thủy lực

Máy chấn tôn thủy lực hoạt động theo nguyên lý sau đây: Máy hoạt động nhờ sự kết hợp của khuôn cối ở phía dưới và dao chấn ở phía trên. Hệ thống thủy lực sẽ truyền một lực nhất định giúp cho dao chấn thực hiện chấn các tấm vật liệu kim loại vào khuôn cối ở dưới, giúp đạt được độ uốn phù hợp với nhu cầu.

Bàn trượt trên sẽ được lắp tại những thiết bị phản hồi tín hiệu điều khiển hành trình, sau đó đưa về bộ điều khiển trung tâm CNC. Máy chấn được trang bị màn hình hiển thị hệ thống điều khiển để mô phỏng quá trình chấn. Khi chấn cong phôi ở các góc khác nhau, van điều khiển sẽ phân phối dầu vào từng xi lanh. Nhờ đó mà thanh trượt có gắn dao chấn sẽ di chuyển tuyến tính theo hướng dọc và giúp cho quá trình chấn dập được nhẹ nhàng.

Van sẽ điều khiển các tín hiệu của bộ CNC và trở thành tín hiệu thủy lực. Mỗi xi lanh trong hệ thống có thể hoạt động độc lập thông qua các van điều khiển, van cấp dầu và van servo riêng. Nhờ công nghệ servo, thủy lực thì việc điều khiển van thông qua cụm van dễ dàng hơn, bàn trượt gắn dao chấn cũng có thể lên xuống được theo mong muốn.

Nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn thủy lực

Các loại máy chấn tôn thủy lực

Dựa theo cấu tạo và phương thức hoạt động, máy chấn tôn thủy lực được phân ra thành 5 loại chính sau đây:

  • Máy chấn tôn cơ khí: Là loại máy chấn thủ công, có đặc điểm đời cũ, thiết kế cồng kềnh, cho năng suất làm việc thấp và độ an toàn kém. Phần khung trên của máy chuyển động thẳng đứng dựa theo cơ cấu chuyển động quay của 1 bánh đà.
  • Máy chấn tôn khí nén: Khung trên của máy chuyển động thẳng đứng với thanh dẫn hướng, Cơ cấu xi lanh của khí nén cùng với khí nén tạo áp lực làm cho phần khung của máy di chuyển lên xuống.
  • Máy chấn tôn thủy lực: Là dòng máy đang được sử dụng phổ biến hiện nay, được điều khiển bằng CNC hoặc servo mang lại độ chính xác cao với cách thức hoạt động đơn giản.
  • Máy chấn điện servo: Loại máy này có đặc điểm khác biệt là bộ khung trên kèm 2 đầu trái phải của máy được điều khiển nhờ hệ thống động cơ motor servo. Chúng sẽ điều khiển được tốc độ và quãng đường di chuyển nhờ dây đai hoặc trục vít me đai ốc bi.
  • Máy chấn CNC: Là loại máy hiện đại nhất hiện nay, tích hợp hệ thống điện khí nén, hệ thống thủy lực, hệ thống CNC giúp tăng tốc độ chấn, giúp tiết kiệm năng lượng tối đa và đảm bảo độ chính xác cao.

Các loại máy chấn tôn thủy lực

Ứng dụng máy chấn thủy lực

Máy chấn tôn thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Ngoài chấn tôn thì nó còn giúp cắt uốn những tấm vật liệu bằng kim loại, tạo nên những thanh kim loại để làm nhà, đòn tay, sườn thép, khoang tàu thuyền, tank chứa chất lỏng…. Do đó nó thường được ứng dụng trong:

  • Các nhà máy cơ khí chế tạo, sản xuất nhôm thép, luyện kim, đóng tàu.
  • Các đơn vị chuyên xây dựng nhà, cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình cầu đường…

Ứng dụng máy chấn thủy lực

Cách sử dụng máy chấn tôn thủy lực an toàn

Máy chấn thủy lực yêu cầu người vận hành cần có sự tập trung cao độ và nắm được cách sử dụng máy để đảm bảo an toàn, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số nguyên tắc khi sử dụng máy chấn tôn an toàn:

Bước 1: Kiểm tra máy trước khi vận hành

  • Kiểm tra hệ thống điện có ổn định không, đóng cầu dao và bật công tác vận hành máy thử.
  • Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn, chất lượng dầu và bề mặt làm việc của máy xem có đủ và hoạt động tốt hay không.
  • Kiểm tra nút điều khiển, cần gạt, hệ thống cơ khí có đang ở trạng thái ban đầu không.

Bước 2: Vận hành máy chấn tôn

  • Luôn giữ 1 khoảng cách ít nhất 1000mm với phía sau máy.
  • Khi máy đang hoạt động, tuyệt đối không được cho tay vào giữa cối chấn và dao chấn.
  • Gá vật gia công chắc chắn và đúng theo quy định, không dùng tay để lấy chi tiết khi chấn đang hoạt động.
  • Cần theo dõi máy trong suốt quá trình hoạt động để khắc phục sự cố kịp thời nếu máy có vấn đề.
  • Trong quá trình vận hành nếu dao chấn, chày chấn có hiện tượng rung lắc, phát ra tiến kêu lạ thì hãy cho máy dừng hoạt động để kiểm tra lại.

Bước 3: Sau khi vận hành máy chấn tôn

  • Máy vận hành xong cần vặn chìa khóa về chế độ Mode select OFF, sau đó rút khóa ra khỏi máy.
  • Đóng cầu dao và kiểm tra tủ điện đang cấp nguồn, tắt hết nguồn điện trước khi vệ sinh máy.
  • Dọn dẹp và xử lý phôi vật liệu thừa sau khi vận hành máy xong.

Cách sử dụng máy chấn tôn thủy lực an toàn

Hướng dẫn bảo dưỡng máy chấn thủy lực

Để đảm bảo máy chấn tôn thủy lực hoạt động bền bỉ, trơn tru thì việc bảo dưỡng máy là rất quan trọng. Sau đây là cách bảo dưỡng máy chấn mà bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra motor chính

Đây chính là motor truyền động đến bơm thủy lực giúp máy vận hành. Do đó bạn cần kiểm tra thật cần thận. Đầu tiên bạn cần ngắt cầu dao điện tổng, rồi bật công tác để xem các tiếp xúc của máy còn hoạt động tốt hay không. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc thì cần thay thế ngay lập tức.

Chăm sóc các dụng cụ của máy

  • Bảo dưỡng, thay dầu định kỳ phù hợp với từng bộ phận cho máy.
  • Tháo các đầu kẹp cối chấn, chày chấn để vệ sinh theo định kỳ, nếu như máy hoạt động liên tục thì cần phải vệ sinh thường xuyên.
  • Kiểm tra, bảo dưỡng ống dẫn dầu của hệ thống thủy lực thường xuyên để tránh tình trạng rò rỉ dầu làm mất áp, áp cấp không đủ cho máy.
  • Kiểm tra đầu tiếp xúc của phích cắm, phích cắm của van dầu điện từ, nếu có sự cố thì sẽ làm mất áp lực dẫn đến dầu không truyền được vào xi lanh mà sẽ hồi về máy.

Hướng dẫn bảo dưỡng máy chấn thủy lực

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về máy chấn tôn thủy lực mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để hiểu thêm về thiết bị và ứng dụng nó vào trong các hoạt động gia công, sản xuất hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *