Kích thủy lực là một thiết bị được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và trong sản xuất để nâng đỡ vật nặng. Trên thị trường có rất nhiều loại kích thủy lực khác nhau, thế nhưng được phân ra thành 2 loại chính là kích thủy lực 1 chiều và 2 chiều. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về sản phẩm kích thủy lực 2 chiều và những điểm khác nhau giữa 2 loại kích thủy lực này.
Nội Dung
Giới thiệu kích thủy lực 2 chiều
Kích thủy lực 2 chiều là loại kích thủy lực có tác động kép hay còn gọi là kích ngang. Đây là loại kích thường được dùng để nâng, hạ các vật có trọng tải lớn và có thể điều khiển được hành trình nâng, hạ. Để có thể hoạt động một cách hoàn chỉnh cũng như quá trình hồi áp của kích thủy lực được nhanh hơn thì kích thủy lực 2 chiều cần phải kết hợp song song với bơm thủy lực 2 chiều.
Đặc điểm kích thủy lực 2 chiều
Kích thủy lực 2 chiều hay còn gọi là con đội thủy lực 2 chiều là một thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp giúp nâng, đỡ, hạ các vật nặng để sửa chữa, lắp ráp và thay thế. Ngoài ra, kích cũng cực kỳ phổ biến trong sản xuất, chế tạo, lắp đặt xe ô tô tại các công xưởng hay gara.
Kích thủy lực 2 chiều khác với kích thủy lực 1 chiều là được chế tạo thông minh hơn cho việc nâng, hạ. Còn kích thủy lực 1 chiều là sử dụng lò xo. Trong quá trình hoạt hoạt động sau khi nâng, đẩy vật nặng kích thủy lực 1 chiều cần có phương pháp đỡ hạ riêng biệt giúp đảm bảo an toàn cho máy và tránh hỏng hóc.
Kích thủy lực 2 chiều được thiết kế với 2 đường dầu vào kích. Khi đội vật nặng, một đường dầu sẽ được bơm vào phía dưới. Khi muốn thu kích, không còn nhu cầu để đội vật nặng, dầu sẽ được bơm vào đường phía trên ở khoang phía trên giúp trực tiếp ép dầu ở khoang dưới quay trở lại thùng của bơm, khiến việc hạ xuống được dễ dàng và êm ái hơn.
Kích thủy lực 2 chiều không cần khoang trống chứa lò xo như kích thủy lực 1 chiều. Nên hành trình của con đội thủy lực 2 chiều sẽ dài hơn con đội thủy lực 1 chiều với cùng kích cỡ.
Điểm đặc biệt là con đội thủy lực 2 chiều cần phải có bơm thủy lực có 2 chiều để hoạt động cho hoàn hảo.
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực 2 chiều
Nguyên lý hoạt động cơ bản của kích thủy lực 2 chiều là bạn cần kết nới với bơm thủy lực 2 chiều. Từ đó, bạn có thể sử dụng bơm tay thủy lực hoặc bơm điện thủy lực nhưng bắt buộc cũng phải là loại 2 chiều. Sau khi đã kết nối xong bạn chỉ cần vận hành bơm thủy lực là kích sẽ tự hoạt động theo.
Cách sử dụng kích thủy lực 2 chiều
Ắt hẳn, trong chúng ta khi mới lần đầu tiếp xúc với con đội thuỷ lực 2 chiều sẽ gặp phải khó khăn trong sử dụng. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng kích thuỷ lực 2 chiều một cách đơn giản và dễ hiểu nhất nhé.
Bước 1: Vặn khóa van của kích theo chiều kim đồng hồ tới khi kích chặt không thể vặn được nữa.
Bước 2: Gắn tay cầm vào thân kích rồi bơm nâng kích chiều cao sao cho phù hợp với công việc sửa chữa, lắp ráp, thay thế,…
Bước 3: Để có thể hạ chiều cao của kích sau khi làm việc thì các bạn cần vặn van theo chiều ngược kim đồng hồ đến khi van chặt thì thôi.
Bước 4: Tháo tay kích ra khỏi thân máy rồi lắp tay gọn vào vòng nhựa để cất giữ, bảo quản kích thủy lực được gọn gàng và ngăn nắp.
Phân biệt kích thủy lực 1 chiều và 2 chiều
Kích thủy lực 1 chiều và 2 chiều đều có chung tác dụng là để nâng đỡ vật nặng, tuy nhiên 2 loại kích này vẫn có những đặc điểm khác nhau như sau:
Chiều nâng vật nặng: Kích thủy lực 1 chiều sử dụng con đội dọc để nâng vật theo chiều thẳng đứng. Còn kích thủy lực 2 chiều thì có thiết kế con đội ngang nên có thể nâng được vật theo 2 chiều là thẳng đứng và nằm ngang, để đảm bảo an toàn thì người ta thường sử dụng nâng theo chiều ngang.
Tải trọng: Kích thủy lực 1 chiều được sử dụng phổ biến hơn loại 2 chiều, nó có khả năng nâng vật có tải trọng rất lớn từ 1 – 1000 tấn với hành trình nâng khác nhau. Còn loại kích 2 chiều mặc dù có lực đẩy mạnh thế nhưng khả năng nâng vật kém hơn, tối đa chỉ khoảng vài trăm tấn.
Cấu tạo: Con đội thủy lực 2 chiều khác với 1 chiều ở chỗ được cấu tạo 2 đường dầu vào kích, 1 đường phía dưới để bơm dầu vào khoang dưới khi cần nâng vật nặng, 1 đường phía trên sử dụng khi không có cần nâng vật nặng và thu kích về để ép dầu khoang dưới trở về thùng, giúp kích hồi về dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, kích thủy lực 2 chiều không cần phải có khoảng trống để chứa lò xo như kích 1 chiều.
Cơ chế hoạt động: Kích thủy lực 1 chiều có tác động đơn nên khi vận hành thường sẽ kết hợp với bơm điện thủy lực hoặc bơm tay thủy lực để đưa kích lên và nâng vật, sau đó sẽ mở van bơm để hạ thiết bị xuống. Còn kích thủy lực 2 chiều thì có lực tác động kép nên lực đẩy sẽ mạnh hơn nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của bơm thủy lực có 2 chiều để hoạt động.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về kích thủy lực 2 chiều mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm và biết cách phân biệt kích thủy lực 1 chiều và 2 chiều. Để từ đó lựa chọn được loại kích phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng.