Phụ kiện thủy lực là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành lên hệ thống thủy lực, thế nhưng nhiều người thường ít quan tâm đến chúng và sơ sài trong việc lựa chọn những loại linh kiện này dẫn đến thiết bị hoạt động không hiệu quả, dễ hỏng hóc. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cập nhật đến bạn một số loại linh kiện thủy lực và vai trò của chúng trong hệ thống.
Nội Dung
Phụ kiện thủy lực là gì?
Để tạo nên được một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh thì không thể nào thiếu được phụ kiện thủy lực. Tuy những phụ kiện này khá nhỏ bé thế nhưng nó là đóng vai trò rất quan trọng để giúp hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.
Vì sao nên sử dụng phụ kiện thủy lực?
Sau đây là một số lý do mà bạn cần phải sử dụng phụ kiện thủy lực:
- Là những cầu nối quan trọng để giúp cho các thiết bị cơ cấu, chấp hành lại với nhau tạo nên hệ thống thủy lực liền mạch, hoàn chỉnh.
- Đảm bảo quá trình hoạt động của hệ thống trơn tru và năng suất.
Ví dụ: Về phụ kiện thủy lực là ống thủy lực, giả sử hệ thống thủy lực thiếu đi ống thủy lực thì dầu sẽ không thể di chuyển từ nguồn cấp đến bơm hay di chuyển từ bơm đến những thiết bị khác. Nếu ví hệ thống thủy lực như một cơ thể con người thì ống thủy lực chính là mạch máu để nuôi dưỡng hệ thống. Mà để nối các đường ống lại với nhau thì cần phải có các khớp nối chắc chắn.
Khi đã có được một hệ thống thủy lực rồi thì cần phải sử dụng thêm đồng hồ đo áp suất để kiểm soát áp suất sao cho luôn trong phạm vi ổn định và an toàn. Để cho hệ thống làm việc tự động thì có thể sử dụng thêm phụ kiện là rơ le hay timer.
=> Tất cả những phụ kiện thủy lực không hoạt động riêng lẻ mà chúng còn có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất thì phải tương thích về chất liệu và kích thước.
Một số loại phụ kiện thủy lực
Tùy theo từng dòng máy mà có rất nhiều loại phụ kiện thủy lực khác nhau, dưới đây là một số phụ kiện phổ biến trong hệ thống thủy lực mà bạn có thể tham khảo:
Ống thủy lực
Ống thủy lực là một loại phụ kiện vô cùng quan trọng, nó được ví như là huyết mạch của hệ thống. Loại phụ kiện này thực hiện chức năng vận chuyển chất lỏng thủy lực như dầu, nhớt từ nguồn đến bơm và từ bơm đến những thiết bị khác có trong hệ thống. Ngoài ra nó còn lưu trữ sẵn 1 lượng dầu để cung cấp cho hệ thống khi cần.
Tùy theo đặc điểm của hệ thống mà bạn lựa chọn ống thủy lực sao cho phù hợp. Đối với hệ thống lớn thì đường ống thường khá phức tạp, còn hệ thống nhỏ thì tính chất ống phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Để ống thủy lực được bền hơn thì áp suất làm việc nên nhỏ hơn 700 bar. Đôi khi một số loại ống tốt vẫn có khả năng chịu được áp suất làm việc lên đến 700 bar.
Có 2 loại ống thủy lực phổ biến là:
- Ống thủy lực cứng: làm bằng kim loại như nhôm, đồng, thép…
- Ống thủy lực mềm: làm từ cao su hay vật liệu tổng hợp.
Khớp nối nhanh
Khớp nối nhanh thủy lực là loại phụ kiện có thiết kế nhỏ gọn, là phụ kiện không thể thiếu để kết nối các thiết bị, ống dây được dễ dàng hơn. Phụ kiện này được làm bằng kim loại, yêu cầu gia công tỉ mỉ, kỹ lưỡng để tránh sự oxi hóa và có khả năng chống ăn mòn, va đập hiệu quả. Khớp nối nhanh có cấu tạo rất đơn giản, trọng lượng nhẹ nên không gây sức nặng cho hệ thống, lắp đặt và vệ sinh dễ dàng.
Đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất là phụ kiện giúp người dùng có thể kiểm soát được áp suất trong hệ thống, nhờ đó mà phát hiện và xử lý tình trạng quá áp hay tụt áp kịp thời. Đồng hồ có dạng hình tròn, trên mặt có phân chia các thang đo áp rõ ràng và có kim để chỉ số. Trong hệ thống thủy lực người ta thường sử dụng đồng hồ dầu để hạn chế kim bị rung lắc, hiển thị kết quả đo chuẩn hơn.
Tùy theo hệ thống mà lựa chọn đồng hồ đo áp suất khác nhau theo đơn vị tính là Psi, Bar hay Kg/cm2. Nó có thể được lắp ở nhiều nơi và lắp với số lượng vài cái hay vài chục cái. Vị trí lắp cũng sẽ quyết định là bạn chọn đồng hồ chân đứng hay chân sau và đường kính phi mặt là 63 hay 100.
Adapter nối đồng hồ đo áp suất
Đã có đồng hồ đo áp suất thì không thể bỏ qua phụ kiện adapter để nối đồng hồ đo áp suất vào trong hệ thống. Nếu ví đồng hồ đo áp suất là cửa sổ thì adapter chính là chốt cửa. Adapter được thiết kế bằng chất liệu thép cao cấp, chịu lực và chống va đập tốt.
Bộ chia thủy lực
Bộ chia thủy lực thực hiện chức năng hỗ trợ, kiểm soát hướng của dòng chảy trong hệ thống tốt hơn. Phụ kiện này giúp cho bơm điện thủy lực kết nối dòng dầu đến nhiều thiết bị cùng 1 lúc. Tùy theo cấu trúc của hệ thống mà người dùng lựa chọn bộ chia có 2 cổng, 3 cổng, 4 cổng, 5 cổng hay 6 cổng.Tất cả đều sử dụng loại khớp nối R2 3/8 và áp suất 700 bar. Bộ chia thủy lực thường làm bằng hợp kim hoặc gang nên rất cứng cáp và có kích thước ren chuẩn.
Khóa thủy lực
Khóa thủy lực giúp cho dòng chất lỏng thủy lực chỉ chảy theo một hướng duy nhất, tránh tình trạng dòng dầu bị chảy ngược về bơm và gây nên hỏng hóc. Loại phụ kiện này được làm từ hợp kim thép vô cùng bền bỉ, chống va đập, ăn mòn, thiết kế đơn giản và kết nối nhanh chóng.
Van đóng mở thủy lực
Van đóng mở thủy lực giúp kiểm soát lưu lượng của dòng dầu thủy lực cần thiết để cho hệ thống vận hành. Nó còn đóng vai trò tắt và giữ tải theo yêu cầu. Loại van đóng mở thủy lực quay tay được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống, bởi nó vừa rẻ, tiết kiệm điện năng lại an toàn cho hệ thống.
Van điều khiển thủy lực
Van điều khiển thủy lực thực hiện chức năng điều khiển hướng dòng chảy hoặc áp suất của hệ thống thủy lực. Nó được sử dụng tại từng thời điểm trong quá trình sản xuất để điều chỉnh sao cho thíc hợp với tốc độ và sản lượng yêu cầu. Nhờ đó mà việc điều khiển hướng hướng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, không mất nhiều thời gian để tháo lắp các dụng cụ.
Đế van thủy lực
Đế van thủy lực giúp cho việc bố trí các van thủy lực hợp lý, logic, gọn gàng hơn. Nó được kết nối với van thủy lực để tạo nên 1 nơi vững chắc giúp cho van thực hiện các chức năng của nó. Đế van thủy lực có hình khối hình hộp chữ nhật làm bằng kim loại, có lỗ bắt vít và cho dầu đi qua.
Kẹp ống thủy lực
Kẹp ống thủy lực còn có tên gọi khác là cùm thủy lực, dùng để kẹp các bộ phận cơ khí và các kết cấu trong quá trình đi các đường ống thủy lực. Nó còn có tác dụng giữ các thiết bị trên đường ống chặt hơn, làm giảm rung động, giảm tiếng ồn và đảm bảo độ an toàn và bền vững của thiết bị.
Gioăng phớt thủy lực
Gioăng phớt thủy lực là phụ kiện giúp làm kín, tránh được sự rò rỉ , gây ra thất thoát lưu lượng và áp suất. Nó thường xuất hiện ở trong các xi lanh, van, động cơ, bơm…Hiện nay có 2 loại gioăng phớt thủy lực là: kim loại, cao su. Loại gioăng phớt bằng cao su thì có độ co giãn tốt, mềm nhưng độ bền kém hơn loại bằng kim loại. Bởi khi lắp thì phải kéo căng gioăng nên dễ trầy xước và dễ hỏng hơn.
Lọc dầu thủy lực
Lọc dầu thủy lực có trang bị các lưới lọc để loại bỏ những cặn bẩn, tạp chất có trong dầu và các chất lỏng thủy lực. Từ đó giúp hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, tránh tình trạng tắc nghẽn, ăn mòn, oxi hóa…Lưới lọc có lỗ lọc càng bé thì lượng tạp chất được giữ lại càng nhiều, nhờ vậy mà chất lượng dầu sẽ càng tăng. Có thể vệ sinh lại lọc để tái sử dụng sau 1 thời gian sử dụng, rất tiện lợi và tiết kiệm.
Thùng dầu thủy lực
Thùng dầu thủy lực là nơi chứa chất lỏng thủy lực để cung cấp cho hệ thống hoạt động. Bên cạnh đó nó còn là nơi tản nhiệt dầu và đồng thời là nơi để gắn các thiết bị lên. Thùng dầu thủy lực có dạng hình hộp với kích thước đa dạng, được làm từ các loại chất liệu như: Nhôm, nhựa, inox, thép… Trong đó loại thùng inox được ưa chuộng nhất bởi nó cứng cáp, chống oxi hóa tốt lại bền.
Lời kết
Trên đây là một số loại phụ kiện thủy lực quan trọng để tạo nên một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh, giúp cho hệ thống hoạt động an toàn, ổn định mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng để bạn nắm được vai trò của các phụ kiện trong hệ thống thủy lực.