Máy ép thủy lực 4 trụ

Nếu như bạn đang tìm kiếm thông tin về máy ép thủy lực 4 trụ là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Cách thức hoạt động ra sao? Những thế mạnh và ứng dụng của nó trong đời sống? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để được giải đáp một cách chi tiết nhất về sản phẩm nén ép cực hữu ích này.

Máy ép thủy lực 4 trụ là gì?

Máy ép thủy lực 4 trụ hay còn được gọi là máy dập thủy lực 4 trụ là một sản phẩm quan trọng được ứng dụng trong các dây truyền sản xuất để tạo ra được một lực nén ép hàng hóa tiện dụng. Để nén ép hàng hóa được dễ dàng thì máy ép thủy lực phải sử dụng xi lanh và tác động trực tiếp lên chất lỏng có trong xi lanh để nén hoặc ép hàng hóa theo yêu cầu.

Bốn cột của máy được thiết kế để ép khuôn với những cấu trúc và tính năng hợp lý, tính tự động hóa cao và dễ dàng vận hành. Máy có lực ép rất lớn nên có thể ép tất cả những loại thép nặng lên đến vài trăm tấn trong thời gian nhanh nhất.

Máy ép thủy lực 4 trụ là gì?

Cấu tạo của máy ép thủy lực 4 trụ

Máy ép thủy lực 4 trụ gồm có 3 thành phần chính sau đây:

  • Hệ thống thủy lực: Là bộ phận quan trọng nhất của máy ép để thực hiện các hoạt động ép thủy lực. Trong một hệ thống thủy lực lại phân ra thành nhiều bộ phận nhỏ như: van, máy bơm, động cơ, xi lanh, ống dầu, bộ lọc, đồng hồ đo áp lực, đo nhiệt độ dầu, bồn chứa dầu.
  • Hệ thống điều khiển: Giúp cho người dùng có thể điều khiển máy một cách dễ dàng và thiết lập quy trình ép theo mong muốn. Hệ thống điều khiển gồm nhiều bộ phận như: contactor, rơ le, nút điều khiển hoạt động.
  • Phần thân khung máy: Là bộ phận có kết nối chắc chắn gồm có nhiều bộ phận như: thân máy, cửa bỏ vật liệu, buồng nén, trục lăn, ram hướng dẫn thiết bị, thiết bị ép, thiết bị khóa. Đặc biệt, loại máy này có thiết kế gồm có 4 trụ cho phép tiếp cận bốn mặt  với bàn máy.

Cấu tạo của máy ép thủy lực 4 trụ

Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực 4 trụ

Máy ép thủy lực 4 trụ hoạt động theo nguyên lý bàn ép động tạo ra lực ép nhờ có xi lanh thủy lực và tác động trực tiếp lên vật liệu cần được ép. Đặt chi tiết cần ép lên bàn ép và cố định chi tiết, sau khi chi tết đã được cố định thì quá trình ép sẽ được thực hiện. Hệ thống xi lanh thủy lực chuyển động tịnh tiến và đẩy cho bàn ép động dịch chuyển xuống dần cho đến khi vật được ép. Quá trình ép sẽ diễn ra đến khi lực ép đạt giới hạn và máy sẽ tự động dừng lại. Cuối cùng người dùng chỉ cần dịch chuyển bàn ép lên và lấy sản phẩm được ép, kết thúc quá trình ép.

Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực 4 trụ

Ưu điểm của máy dập thủy lực 4 trụ

Máy dập thủy lực sở hữu những ưu điểm sau đây:

  • Máy có lực ép lớn lên đến 400 tấn.
  • Kích thước bàn ép lớn lên đến 1200×1200 mm, nhờ vậy mà có thể dễ dàng ép được những chi tiết có kích thước lớn hoặc nhiều chi tiết có kích thước nhỏ cùng lúc.
  • Tiêu hao điện năng thấp nhưng mang lại hiệu quả làm việc cao.
  • Máy được thiết kế hệ thống bảo vệ, tránh tình trạng máy bị sốc thủy lực.
  • Máy có kết cấu vững, tính ổn định cao.
  • Đường dẫn ống dầu khá lớn, ít hao tổn áp suất.
  • Nguyên lý làm việc rất đơn giản, dễ dàng sử dụng máy, an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Tăng cao năng suất làm việc, giảm chi phí nhân công.

Ưu điểm của máy dập thủy lực 4 trụ

Ứng dụng máy ép thủy lực 4 trụ

Với khả năng tạo ra sức ép lớn nhờ xi lanh thủy lực, máy ép thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong việc ép, tháo lắp, nắn thẳng và định hình các chi tiết máy móc, các loại vật liệu trong ngành công nghiệp. Máy ép thủy lực 4 trụ đã trở thành thiết bị không thể thiếu được của nhiều ngành công nghiệp và được ứng dụng trong đời sống sản xuất.

Thiết bị này có hiệu quả đặc biệt để ép những khối kim loại có kích thước và trọng lượng lớn mà sức người bình thường không thể làm được. Ngoài ra, máy dập thủy lực 4 trụ còn được cải tiến để ứng dụng trong một số ngành nghề thông dụng như: máy ép sắt vụn, máy ép bùn, máy ép rác thải loại, máy ép giấy vụn…

Ứng dụng máy ép thủy lực 4 trụ

Hướng dẫn sử dụng máy ép thủy lực 4 trụ

Cách sử dụng máy ép thủy lực 4 trụ khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Người dùng đặt chi tiết cần ép lên trên mặt bàn ép rồi cố định chúng lại.

Bước 2: Sau khi đã cố định chi tiết cần ép thì tiến hành ép. Bàn ép sẽ chuyển động tịnh tiến xuống dần dần để ép chặt khối vật liệu, khi lực ép đã đạt giới hạn và chi tiết ép đạt yêu cầu thì quá trình ép sẽ kết thúc.

Bước 3: Cuối cùng bạn chỉ cần tịnh tiến bàn ép lên trên để lấy chi tiết đã được ép ra khỏi bàn ép là được.

> Lưu ý: Đối với những chi tiết phức tạp thì bạn có thể ép nhiều lần để đảm bảo đạt yêu cầu. Quá trình đặt và lấy chi tiết cần ép ra khỏi bàn ép đều được thực hiện thủ công bằng tay.

Hướng dẫn sử dụng máy ép thủy lực 4 trụ

Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm máy ép thủy lực 4 trụ. Nếu như bạn có nhu cầu ép những chi tiết cần có sức ép lớn mà sức không không thể làm được thì còn chần chờ gì mà không đầu tư một chiếc máy ép thủy lực vô cùng hữu ích, giúp nâng cao hiệu quả làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *