Các loại kích thủy lực thường có cấu tạo đơn giản, mà vô cùng cần thiết trong nâng hạ đồ vật nặng quá sức con người. Lợi dụng lực nén khí từ dung môi bên trong, kích thủy lực giúp nâng hạ an toàn các vật nặng cồng kềnh, quá khổ một cách dễ dàng.
Nội Dung
Các loại kích thủy lực phổ biến trên thị trường
Kích thủy lực được ứng dụng nhiều trong các xưởng sản xuất, sửa chữa oto, các công trình xây dựng, cầu đường,… với loại máy vô cùng đa dạng. Cùng tìm hiểu các loại kích thủy lực phổ biến trên thị trường qua những thông tin dưới đây nhé.
Kích thủy lực 1 chiều
Thiết bị này có tên tiếng Anh là Single Acting Cylinder. Đây là loại kích thủy lực có cấu tạo đơn giản, hết sức phổ biến trên thị trường.
Đặc điểm
- Kích thủy lực 1 chiều gồm hai loại chính là kích thủy lực rỗng tâm và kích nâng thủy lực lùn.
- Thiết bị nâng vật dụng chủ yếu theo chiều dọc. Vì vậy, còn có tên là kích thủy lực chiều dọc.
Ưu điểm
- Dễ dàng nâng vật nặng từ 1 đến 1,000 tấn dễ dàng, chính xác, và nhanh chóng theo chiều dọc.
- Thiết kế nhỏ gọn, thích hợp dùng trong không gian nhỏ hẹp, bị hạn chế. Người dung dễ dàng nâng hạ vật từ xa.
- Có nhiều sự lựa chọn: kích 5 tấn, kích 10 tấn và kích 20 tấn.
Nguyên lý hoạt động
- Khi nâng: Piston bơm dầu có nhiệm vụ chuyển dầu vào buồng bơm. Khi dầu đầy, tạo lực nén để đẩy Piston đẩy lên trên. Khóa Piston sẽ làm nhiệm vụ giữ Piston đẩy ở vị trí mới. Và tiếp tục bơm dầu để tạo lực nén.
Khi hạ: Van xả dầu sẽ hạ dần mức dầu trong buồng bơm, và từ từ hạ vật xuống mức mong muốn.
Kích thủy lực 2 chiều
Tên tiếng Anh là Double Acting Cylinder. Kích thủy lực 2 chiều có cấu tạo tương tự với kích 1 chiều, và dễ dàng thấy ở các xưởng sản xuất, nhà máy.
Đặc điểm
- Kích thủy lực 2 chiều cần có bơm điện thủy lực 2 vòi dầu thì mới hoạt động được.
- Thiết bị nâng, hạ vật dụng theo 2 chiều, chủ yếu theo chiều ngang. Vì vậy, còn được gọi là kích thủy lực chiều ngang.
Ưu điểm
- Hành trình kích có thể từ 50mm lên đến 300mm, giúp việc sửa chữa thuận lợi hơn.
- Dễ dàng nâng, hạ vật từ vài tấn đến hàng trăm tấn
- Tương tự kích 1 chiều, kích 2 chiều có các loại kích 5 tấn, 10 tấn và 20 tấn.
Nguyên lý hoạt động
Hoàn toàn giống với kích thủy lực 1 chiều. Điểm khác biệt là kích thủy lực 2 chiều có 2 đường dầu vào kích tương ứng với chiều nâng và chiều hạ. Chính vì thế, kích 2 chiều an toàn và dễ thu hồi sau khi kích hơn kích 1 chiều.
Kích thủy lực rỗng tâm
Thiết bị có tên gọi khác là kích rút thủy lực. Ngoài các đặc điểm của kích 1 chiều, kích thủy lực rỗng tâm có trục rỗng ở giữa, giúp nâng vật theo chiều dọc.
Kích thủy lực rỗng tâm có mẫu mã đa dạng trên thị trường, có các loại có thể nâng vật từ 10 đến 60 tấn. Điểm lưu ý là thiết bị có thiết kế bơm rời. Vì vậy, người dùng cần kết nối với bơm thủy lực để kích vật.
Kích thủy lực vòng hãm
Là loại kích thủy lực 1 chiều, có trang bị thêm vòng hãm. Đây là loại thiết bị nâng vật một cách vô cùng an toàn nhờ vào khóa ren giữ.
Kích thủy lực vòng hãm có khóa ren để giữ lại vật khi nâng lên, giúp không hụt mức dầu khi vận hành. Đây là ưu điểm lớn nhát của thiết bị này. Tuy nhiên, vì không có lò xo nên khi hạ vật, người dung cần thực hiện nới lỏng vòng ren.
Kích cá sấu
Đúng như tên gọi, loại kích này nằm ngang, dài và thấp giống hình cá sấu. Nhờ vào đặc điểm này nên con đội kích cá sấu thấp, dễ dàng đưa vào gầm xe oto, xe du lịch để sửa chữa.
Đây là loại kích thủy lực 1 chiều, chủ yếu nâng theo chiều dọc. Thiết bị này được ứng dụng nhiều trong thay lốp xe nên có nhiều loại kích từ 2 – 3 tấn đến thậm chí 100 tấn. Đặc biệt lưu ý là thường dùng kích để nâng xe lên và chui vào sửa chữa, nên người dùng cần dùng thêm mễ kê phụ để đảm bảo an toàn.
Kích tay thủy lực
Đây là loại thủy lực nằm ngang, nâng hạ vật theo chiều dọc, hoàn toàn tuân theo nguyên lý hoạt động của kích thủy lực 1 chiều. Thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong các xưởng sửa chữa oto nhỏ.
Có cấu tạo đơn giản, chủ yếu gồm Poston đứng và vài chi tiết tiếp xúc với vật nâng. Điểm mạnh nhất của kích tay thủy lực là không cần đến điện, hay phải dùng khí nén. Tuy nhiên, do thiết kế thô và nặng, nên việc di chuyển thiết bị không dễ dàng, mất nhiều thời gian và sức lực.
Kích móc thủy lực
Là loại kích thủy lực 2 chiều, kích móc thủy lực có thêm 2 lò xo 2 bên giúp dễ dàng nâng vật từ mặt đất hoặc móc vật từ phía trên. Thiết bị này được ứng dụng nhiều trong kiểm tra chất lượng máy móc công nghiệp.
Kích móc thủy lực hoàn toàn có thể điều bằng tay hoặc dùng khí nén. Nhờ 2 lò xo, người dùng dễ dàng định vị và kéo móc vật dụng đến vị trí mong muốn, thông qua xả van – đóng mở dầu. Bên cạnh đó, tay cầm được thiết kế phù hợp việc di chuyển thiết bị thuận tiện.
Kích ra vào lốp xe
Loại máy này vô cùng phổ biến ở các tiệm sửa xe tay ga, gara oto. Với kích lực chiều ngang, người dùng dễ dàng tách phần lốp và mâm bánh.
Máy có thiết kế vô cùng đơn giản, tiện lợi khi sử dụng. Việc dùng kích ra vào lốp xe giúp đảm bảo lốp và mâm không bị bể hay móp méo. Lưu ý cần để bánh xe vào đúng mâm xoay và các vấu kẹp để kích đạt hiệu quả tốt nhất.
Các chú ý quan trọng khi lựa chọn kích thủy lực
Kích thủy lực hiện nay trên thị trường rất nhiều loại, mẫu mã đa dạng cả về con đội và khả năng nâng hạ vật dụng. Vì vậy, khi lựa chọn kích thủy lực, người dùng cần có các lưu ý quan trọng sau:
- Có vỏ làm bằng hợp kim thép chất lượng cao, khả năng chống ăn mòn và biến dạng do tác dụng lực từ bên ngoài.
- Có xi lanh được gia công tỉ mỉ, khả năng chống mài mòn khi nâng, hạ vật dụng.
- Có thiết kế các van an toàn, van xả đảm bảo an toàn lao động trong trường hợp quá tải.
- Có không gian và mục đích sử dụng cụ thể, phù hợp với thiết bị.
- Có các trang thiết bị đi kèm khi sử dụng hay không.
Kết luận
Việc lựa chọn kích thủy lực phù hợp là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi nâng vật có trọng lượng tải cao hơn thông số nâng của kích sẽ mất an toàn. Đảm bảo dầu trong kích thủy lực cũng là một yếu tố cần chú ý. Mong rằng qua bài viết về các loại kích thủy lực ở trên, bạn sẽ dễ dàng chọn được thiết bị kích phù hợp nhất.