Bơm thủy lực xe nâng

Bơm thủy lực xe nâng là một thiết bị rất quan trọng, nó được ví như “trái tim” của hệ thống thủy lực để tạo ra năng lượng giúp hệ thống hoạt động. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bơm thủy lực xe nâng, bạn đã biết được những loại nào và cách lựa chọn sản phẩm tốt nhất chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để tìm hiểu.

Bơm thủy lực xe nâng là gì?

Bơm thủy lực xe nâng là một loại thiết bị cơ khí được sử dụng trong hệ thống xe nâng, nó có tác dụng giúp chuyển hóa nguồn năng lượng từ trục của động cơ thành năng lượng của dòng môi chất để cho hệ thống thủy lực hoạt động.

Tùy theo từng dòng hoặc từng loại xe nâng mà sẽ được ứng dụng các loại bơm thủy lực khác nhau. Bơm thủy lực xe nâng là loại động cơ để chuyển đổi năng động với mục đích nâng đỡ các kiện hàng.

Bơm thủy lực xe nâng là gì?

Các loại bơm thủy lực xe nâng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bơm thủy lực dành cho xe nâng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, được phân thành 5 loại như sau:

Bơm thủy lực piston

Bơm thủy lực piston là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bơm có thể được lắp 1 hay nhiều thanh piston tùy theo nhu cầu sử dụng. Nhờ có sự hoạt động của trục và thanh nối bơm, cùng với động cơ điện mà bơm có thể cung cấp được chất lỏng cho hệ thống.

Bơm piston có đặc điểm là khả năng tự hút tốt, giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển chất lỏng thủy lực nhanh và linh hoạt hơn so với những loại bơm khác. Hơn nữa lượng chất lỏng bị hao tốn cũng rất nhỏ, nhờ đó mà giúp tiết kiệm chi phí. Hiệu suất làm việc của bơm cao, sử dụng bơm piston trong xe nâng sẽ giúp cho dung lượng làm việc thay đổi đáng kể. Tuy nhiên giá thành của bơm được đánh giá là khá đắt so với những loại bơm khác.

Bơm thủy lực Piston

Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp ngoài

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài có cấu tạo gồm: 4 vòng bi hỗ trợ trục Rotor, trục, đường hút dầu, đường đẩy dầu, bánh răng chủ động, bánh răng bị động, phớt làm kín, vỏ bơm. Khi trục bơm quay sẽ làm cho bánh răng chủ động quay và bánh răng bị động cũng quay theo. Chất lỏng thủy lực điền vào các rãnh bánh răng, theo chiều quay đi từ khoang hút đến khoang đẩy đi theo vòng của vỏ bơm.

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài có thiết kế khá gọn gàng, dễ dàng cho việc lắp đặt và đấu nối, dễ dàng phát hiện sự cố nếu bơm bị lỗi. Loại bơm này phù hợp với hầu hết các loại dầu thủy lực và các loại chất lỏng có độ nhớt và độ đặc cao. Nhưng nó có đặc điểm là kích thước lớn, khó di chuyển và lắp đặt, khi vận hành phát ra tiếng ồn lớn, khả năng ổn định không bằng bơm bánh răng ăn khớp trong.

Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong

Bơm bánh răng ăn khớp trong có cấu tạo gồm: trục, bánh răng bị động, bánh răng chủ động, vỏ bơm, nắp, chốt, phớt…Bánh răng chủ động và bị động được đặt lệch tâm nhau. Khi trục quay thì bánh răng chủ động cũng sẽ kéo theo bánh răng bị động quay theo chiều stator. Khoang hút và khoang đẩy được ngăn cách bằng lưới chắn.Theo chiều quay của bơm, dầu ở các rãnh bánh răng sẽ đi từ khoang hút đến khoang đẩy.

Bơm bánh răng ăn khớp trong có kích thước nhỏ nên dễ dàng di chuyển và lắp đặt, là sự lựa chọn hoàn hảo nến bạn muốn bơm và hút chất lỏng siêu nhớt, siêu đặc. Nhưng do nó có thiết kế kín nên rất khó khăn trong việc tháo lắp và vệ sinh, khó phát hiện sự cố hoặc hỏng hóc và giá thành khá cao.

Bơm thủy lực cánh gạt

Bơm thủy lực cánh gạt hay còn được gọi là bơm cánh lá, có cấu tạo gồm những cánh gạt được bố trí ở cả khoang đẩy và khoang hút. Nó được sử dụng phổ biến trong hệ thống dầu ép có điều chỉnh van phân phối bơm thủy lực với áp suất thấp hoặc trung bình.

Bơm có thiết kế đơn giản nên việc sử dụng cũng rất dễ dàng, nó có khả năng cung cấp lưu lượng đều với hiệu suất ở thể tích cao, chi phí bảo trì và vận hành bơm cũng rất thấp. Tuy nhiên, loại bơm này có nhược điểm là khả năng chịu tải thấp, hiệu suất cánh gạt cũng thấp.

Bơm thủy lực cánh gạt

Bơm thủy lực xe nâng tay

Bơm thủy lực xe nâng tay là loại bơm được hoạt động theo cách thủ công nên tốn rất nhiều thời gian và cần phải có sự tham gia của con người. Bơm có thiết kế khá đơn giản nên cách sử dụng cũng dễ dàng hơn những loại bơm kể trên, thế nhưng hiệu quả sử dụng bơm không cao và không thể sử dụng được với những hệ thống có tính áp lực cao.

Nhưng do có giá thành rẻ và dễ sử dụng đối với một số dòng xe tay nâng nên loại bơm này vẫn được nhiều người lựa chọn. Thông thường đối tượng chủ yếu sử dụng loại bơm xe nâng tay này là cá nhân.

Các loại bơm thủy lực xe nâng

Cách chọn bơm thủy lực xe nâng tốt nhất

Lựa chọn bơm thủy lực xe nâng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của xe tay nâng. Bơm thủy lực có tốt thì mới đảm bảo xe hoạt động an toàn và hiệu quả. Vậy sách chọn bơm thủy lực dành cho xe nâng như thế nào?

  • Để lựa chọn được bơm thủy lực chất lượng thì bạn cần chọn theo tiêu chí về độ hiệu quả và độ bền, các thông số chuẩn nhất, có như vậy thì mới đảm bảo được xe nâng hoạt động ổn định.
  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng bơm thủy lực dành cho xe nâng như đã nói ở phần trên, bạn cần phải nắm được dòng xe nâng của bạn đang sử dụng loại bơm nào, công suất ra sao để lựa chọn được loại bơm phù hợp nhất.
  • Bơm thủy lực phải có những thông số tương thích nhất định với xe nâng để đảm bảo không bị quá chênh lệch, dẫn đến sự cố trong quá trình làm việc.
  • Lựa chọn sản phẩm chính hãng tại địa chỉ bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm và được bảo hành lâu dài.

Cách chọn bơm thủy lực xe nâng tốt nhất

Hướng dẫn sửa chữa khi xe nâng bị rò rỉ dầu

Việc xe nâng bị rò rỉ dầu có thể do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là vòng đệm bị bịt kín, vòng pít tông ở đã bị vỡ, hỏng. Để có thể khắc phục được lỗi này thì bạn chỉ cần mở hệ thống bơm thủy lực để thay thế, sửa chữa các bộ phận ở bên trong là được. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định vị trí rò rỉ dầu tại thân bơm, có 4 vị trí thường bị rò rỉ dầu nhất là: van thả áp, ram nén, ram chính, nắp đổ dầu thủy lực.

Bước 2: Xoay và thả áp theo chiều ngược kim đồng hồ để loại bỏ áp suất trong bơm.

Bước 3: Tháo nắp ổ có chứa dầu rồi lật ngược thân bơm lại để xả hết dầu ra ngoài.

Bước 4: Sử dụng cờ lê để tháo bu lông ra khỏi thân bơm.

Bước 5: Kéo ram thủy lực ra khỏi thân bơm, sau đó xác định vị trí ron cao su ở bên trong xi lanh tại vị trí vừa kéo ram ra. Sử dụng kìm để tháo ron ra khỏi xi lanh.

Bước 6: Chọn ron cao su mới phù hợp để thay thế rồi quét một lớp dầu thủy lực lên ron trước khi lắp vào xi lanh.

Bước 7: Gắn lại ram thủy lực vào xi lanh và gắn bu lông để cố định ram. Tiếp đến đổ dầu thủy lực vào thân bơm để kiểm tra xem xi lanh đã được đặt chính xác hay chưa. Nếu như bạn áp dụng đúng theo các thao tác trên thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng rò rỉ dầu thủy lực nhanh chóng.

Hướng dẫn sửa chữa khi xe nâng bị rò rỉ dầu

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại bơm thủy lực xe nâng mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích để lựa chọn được bơm thủy lực dành cho xe nâng phù hợp nhất. Đồng thời biết cách khắc phục tình trạng xe nâng bị rò rỉ dầu nhanh chóng. Nếu không thể tự khắc phục thì bạn nên mang đến cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe để đảm bảo xe hoạt động hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *