Đế van thủy lực – cái tên không còn xa lạ với những ai thường xuyên tiếp xúc với các dụng cụ thủy lực. Đế van là một phụ kiện hỗ trợ đắt lực, giúp hệ thống được hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Vậy nên bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về thiết bị này cũng như hướng dẫn các bạn cách gia công đế van. Hãy cùng mình tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Nội Dung
Đế van thủy lực là gì?
Đế van thủy lực là một phụ kiện khá quan trọng trong hệ thống thủy lực. Được sử dụng để lắp đặt phía đế các van thủy lực, bơm thủy lực hay các bộ nguồn thủy lực, giúp cố định các thiết bị thủy lực và vận hành được ổn định. Tùy vào chất liệu, mẫu mã cũng như kích cỡ mà đế van thủy lực sẽ lắp đặt được một hay nhiều thiết bị cùng một lúc. Trọng lượng của đế van dao động từ một cho đến hàng chục kilogam tùy loại.
Thông thường các đế van thủy lực được sử dụng phổ biến ở các hệ thống nhà máy sản xuất, chế tạo, nhà máy luyện kim, sản xuất xi măng, chế biến gỗ, linh kiện, đóng tàu và được ứng dụng trong một số máy móc thủy lực như máy cẩu, máy dập, máy uốn, máy kéo,…Ngoài ra, nó còn được lắp trên các dòng van điện, van xếp chồng, van điều khiển,…
Chức năng của đế van thủy lực
Các đế van thủy lực có chức năng giúp lắp đặt và bố trí các van thủy lực sao cho phù hợp, cố định, tiết kiệm được không gian cũng như chi phí. Nếu không có đế van thì hoạt động của các van thủy lực sẽ không được ổn định, ảnh hưởng đến năng suất của công việc. Thông thường, 1 đế van có thể lắp đặt tối đa 6 van. Vì thế, khi sử dụng đế van, bạn có thể bố trí một van hoặc nhiều van thủy lực xếp chồng lên nhau, vừa tiết kiệm được diện tích vừa đảm bảo dòng thủy lực được thông suốt.
Cấu tạo đế van thủy lực
Đế van được cấu tạo hoàn toàn từ vật liệu kim loại như thép, đồng, inox, sắt mạ nên rất cứng cáp, bền bỉ, chống chịu va đập cao và chống ăn mòn hiệu quả. Cấu tạo của đế van khá đơn giản gồm có thân van, bề mặt đế và các lỗ ren. Thân van có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình hộp vuông, được đúc thành nguyên khối nên có trọng lượng khá nặng và cồng kềnh trong việc di chuyển. Trên bề mặt đế van có các lỗ nhỏ cho dầu thủy lực đi qua và bắt vít được khoan có độ sâu và kích thước tiêu chuẩn. Các lỗ ren này được gia công rất tỉ mỉ và được xếp vị trí tương quan nhau.
Các loại đế van thủy lực
- Đế nhiều van
- Đế van thủy lực 01, 2 ~ 6 tép
- Đế van thủy lực 02 – 1 tép
- Đế van thủy lực 01, 02 ~ 10 tép
- Đế van thủy lực 01 – 1 tép
- Đế van thủy lực MMC
- Đế van thủy lực chia dầu
- Đế van chia dầu 03
- Đế van thủy lực Yuken
Hướng dẫn gia công đế van thủy lực
Để có thể gia công những đế van thủy lực phải làm theo quy trình gồm 6 bước sau:
Chuẩn bị bản vẽ, sơ đồ mạch của các thiết bị thủy lực của đế van
Trước khi làm đế van thủy lực cần kiểm tra các thiết bị thủy lực cần lắp đặt lên đến, tìm hiểu các thông số của thiết bị như chiều cao, kích cỡ, độ rộng chân để từ đó thiết kế được bản vẽ, phát họa được sơ đồ mạch thủy lực. Đây là bước rất quan trọng bởi nó quyết định rất nhiều đến việc van có hoạt động ổn định hay không, phần đế có phù hợp với van thủy lực hay không?
Đề ra các phương án bố trí đế van hiệu quả
Đây là công đoạn thiết kế định hình được hình dáng, mẫu mã của đế van thủy lực, thông thường đế van sẽ là hình hộp chữ nhật hoặc hình vuông khối. Một bản vẽ sai nhiều chi tiết sẽ khiến cho việc gia công thêm khó khăn cũng như tốn kém nhiều chi phí, vì thế cần phải đưa ra những phương án bố trí tốt nhất để tạo ra được một đế van thủy lực chất lượng mà không phải tốn nhiều chi phí.
Bắt đầu gia công đế van theo bản vẽ
Công đoạn này sẽ được thực hiện bởi các thợ chuyên nghiệp dưới sự giám sát của các kỹ sư hàng đầu kết hợp với các máy móc hiện đại sẽ giúp tạo ra các đế van thủy lực có độ chính xác và thẩm mỹ cao.
Kiểm tra và lắp đặt thử đế van
Đầu tiên bạn cần phải kiểm tra xem các lỗ trên bề mặt đế van có đạt đúng độ sâu, kích cỡ, số lượng hay chưa, có phù hợp với các van thủy lực không để kịp thời sửa chữa.
Kế tiếp, phải kiểm tra và xem xét vị trí tương quan giữa các lỗ ấy để bắt vít vặn và lắp van thủy lực. Nếu lỗ khoan quá gần, thì khi bắt vít sẽ chạm nhau không thể lắp đặt tiếp được mà phải bỏ sản phẩm đó.
Cuối cùng, hãy kiểm tra tổng thể bề mặt của đế van xe đã kín hay chưa, có bị hỏng hóc hoặc trầy xước trên bề mặt hay không. Nếu mọi thứ đều ổn thì đế van này có thể đưa vào sử dụng được.
Vệ sinh đế van
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ các gờ sắc, bavia, các sợ ba dớ dính trên bề mặt đế bằng các dung dịch vệ sinh sạch lưu chất. Sau đó, để sản phẩm vào các dung dịch thụ động hóa bề mặt tạo nên một lớp màn chống gỉ sắt, giúp đế van được bền bỉ hơn.
Sơn hoàn thiện sản phẩm
Đây là bước cuối cùng trong gia công đế van, đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ để được đế van đảm bảo được tính thẩm mỹ cao. Sơn được chọn phải chịu được tính chất của dầu thủy lực, không bị oxi hóa hoặc biến chất dưới tác động của môi trường. Hơn nữa, tại các bề mặt tiếp xúc với không khí, phải tạo độ nhám giúp sơn không bị bong ra. Tại các vị trí lắp van thủy lực phải có một lớp băng keo chuyên dụng dán lên đó vì những vị trí đó không thể sơn được.
Các chú ý quan trọng khi lắp van thủy lực vào đế
- Phải kiểm tra đế trước khi lắp và xác định được van sẽ nằm ở vị trí lỗ nào trên bề mặt đế.
- Phải quan sát các ký hiệu trên thân van trước khi lắp vào đế. Có rất nhiều vị trí van trên bề mặt đế nên rất dễ bị lắp nhầm làm quay ngược 180 độ so với hướng hoạt động của van. Đặc biệt với những van một chiều mà lắp ngược thì sẽ gây nổ hoặc chết động cơ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp cho các bạn về đế van thủy lực, hướng dẫn cách gia công đế van cũng như những lưu ý khi lắp van thủy lực vào đế cho an toàn, hiệu quả. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích cho các bạn trong việc tìm kiếm thông tin sản phẩm nhé.