Công nghệ thủy lực từ lâu đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm máy móc hiện đại, nhằm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Thang máy thủy lực là một trong số đó. Thiết bị này thường được sử dụng trong các công trình thấp tầng, giúp cho quá trình di chuyển của con người nhanh chóng hơn.
Nội Dung
Thang máy thủy lực là gì?
Thang máy thủy lực là hệ thống hiện đại, thông minh, mang lại sự tiện nghi tối ưu cho con người. Thiết bị này hoạt động nhờ hệ thống truyền động từ bơm thủy lực. Trong đó, dầu đóng vai trò chủ lực khi vừa là dung môi truyền lực đến kích thủy lực, vừa là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc.
Cấu tạo thang máy thủy lực
Thang máy thủy lực có cấu tạo khá phức tạp. Cụ thể như:
- Tủ điều khiển trung tâm: Bộ phận này thường được bố trí bên ngoài giếng thang và ở tầng thấp nhất. Thông thường, một tủ điều khiển trung tâm bao gồm: động cơ, bể chứa chất lỏng, hệ thống điện điều khiển, hệ thống van thủy lực.
- Piston thủy lực: Độ dài tối đa của piston là 18m. Đường kính dao động từ 100-200m. Đường kính ống dẫn dầu khoảng 5mm.
- Hệ thống cơ khí: Hệ thống này có các thành phần như: ray dẫn đường, cáp, khung cabin, và các chi tiết cơ khí khác.
- Hệ thống cửa tầng, cabin và khung giếng thang: Khi các chi tiết này được kết nối với nhau, thang máy sẽ được nâng lên chỉ với một lực nhỏ.
Nguyên lý hoạt động của thang máy thủy lực
Khi thang máy đi lên: Động cơ điện bơm dầu từ bể chứa vào một đường ống dẫn đến các xi lanh. Áp suất trong xi lanh sẽ sinh ra lực đẩy piston đi lên, giúp cabin chuyển động lên trên. Khi thang máy đến tầng cần đến, hệ thống điều khiển sẽ gửi tín hiệu đến tủ điện kết hợp với cảm biến và hệ thống van. Từ đó, thang máy sẽ ngừng chuyển động và dừng hẳn lại.
Khi thang máy đi xuống: Hệ thống điều khiển trung tâm và cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến điều khiển hệ thống van. Khi van điện từ mở ra, chất lỏng bên trong xi lanh lại chảy ngược về bình chứa. Trọng lượng của cabin cộng thêm trọng lượng đang chứa bên trong cabin sẽ đẩy ngược xuống các piston. Do vậy, chất lỏng bên trong piston cũng chảy ngược về bình chứa. Từ đó, cabin sẽ dần dần được thả xuống dưới.
Ưu, nhược điểm của thang máy thủy lực gia đình
Ưu điểm
- Hiệu suất làm việc nhanh chóng: Vận tốc của thang máy thủy lực từ 0,3m/s – 0,6m/s. Đây là tốc độ lý tưởng, vượt trội hơn hẳn so với các loại thang máy thông thường. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian cho các thành viên trong gia đình.
- Vận hành êm ái, nhẹ nhàng: Tiếng ồn của thang máy dao động khảong 40dB – 48dB. Bởi vậy, nó mang đến một không gian yên tĩnh, không gây ảnh hưởng đến người già và trẻ em.
- Tiết kiệm: điện và chi phí là 2 yếu tố mà thang máy thủy lực giảm thiểu chi phí cho gia đình của bạn. Khi lắp đặt thang máy, người dùng không cần hao tốn xây dựng phòng máy riêng biệt. Bên cạnh đó, thiết bị tiết kiệm được 50% điện năng so với thang thông thường nhờ hoạt động lực đẩy piston.
- Thiết kế đa dạng, sang trọng, đẳng cấp: khách hàng có thể yêu cầu thiết kế mẫu mã thang máy phù hợp với gia đình của mình.
Nhược điểm
Thang máy thủy lực được thiết kế cửa kéo ở cửa đại sảnh. Bởi vậy, trong quá trình hoạt động thiết bị có khả năng tiếp xúc với thành trước của palăng. Chính vì vậy, nếu gia đình có con nhỏ, bạn nên dặn dò và nhắc nhỏ các bé không đưa tay chạm vào bức tường phía trước để đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn chọn mua thang máy thủy lực phù hợp cho gia đình
Trước khi cân nhắc mua thang máy, người dùng nên cân nhắc tới những tiêu chí sau để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất:
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng thang máy của gia đình: Người dùng cần lựa chọn mua thiết bị phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình cũng như thích hợp với không gian, diện tích của ngôi nhà.
- Tài chính: Tùy vào khả năng chi trả mà người dùng sẽ lựa chọn sản phẩm có giá thành phù hợp.
- Thương hiệu sản phẩm: Yếu tố thương hiệu vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn mua thang máy. Một đơn vị uy tín sẽ mang lại tính đảm bảo, rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm.
Nên chọn thang máy thủy lực hay kéo cáp
Thang máy thủy lực hay kéo cáp đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Cụ thể sự khác biệt của 2 dòng sản phẩm này như sau:
- Chi phí: Thang máy thủy lực có chi phí vận hành, bảo dưỡng lớn hơn so với thang máy kéo cáp. Bởi vậy, nhà đầu tư thường sử dụng dòng kéo cáp để tiết kiệm tối đa chi phí.
- Chiều cao hành trình: Thang máy thủy lực chỉ đáp ứng được số tầng nhất định trong khi thang máy kéo cáp được sử dụng phổ biến cho các công trình cao tầng.
- Phòng máy: Thang máy thủy lực không cần phòng máy ở trên tầng trên cùng. Trước đây, thang kéo cáp không có điều này, tuy nhiên những năm gần đây, công nghệ không phòng máy đã ra đời để khắp phục nhược điểm này.
Từ những phân tích trên có thể thấy, nếu không có nhu cầu quá đặc biệt thì người dùng nên lựa chọn thang máy kéo cáp. Thiết bị này được sử dụng phổ biến cho nhiều công trình nhà ở, xây dựng. Đồng thời, nó cũng tiết kiệm tài chính cho khách hàng.
Kết luận
Có thể thấy, để lựa chọn được một thiết bị thang máy thủy lực phù hợp, người dùng cần cân nhắc tới rất nhiều yếu tố. Bởi vậy, hy vọng với bài viết trên, bạn đọc sẽ tiếp nhận được những thông tin bổ ích, từ đó có quyết định mua sắm lý tưởng nhất.