Máy thủy lực

Máy thuỷ lực là gì? Cấu tạo của máy thuỷ lực như thế nào? Nguyên lý hoạt động của máy thuỷ lực ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây, tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc mà các bạn đang gặp phải.

Máy thủy lực là gì?

Máy thủy lực là thiết bị được áp dụng nhằm hỗ trợ nén, ép, uốn, nâng, hạ,… các đồ dùng thiết bị hay các vật dụng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Máy ép thuỷ lực được hoạt động bằng công nghệ truyền tải, kiểm soát áp lực bằng cách truyền áp suất và lưu lượng thông qua chất lỏng, hay còn gọi là thuỷ lực.

Máy thuỷ lực là gì

Cấu tạo của máy thủy lực

  • Xi lanh và pít tông: Xi lanh là phần khoang chứa được thiết kế bên ngoài và pít tông là bộ phận bên trong, xi lanh của máy thủy lực khác với xi lanh kim tiêm là được làm từ chất liệu kim loại, giúp máy có thể nâng hạ và di chuyển chất lỏng bên trong.
  • Các đường ống: Là bộ phận dẫn chất lỏng của máy.
  • Máy ép thủy lực: Bộ phận này có tác dụng tạo lực đẩy giúp chất lỏng di chuyển trong đường ống chạy khắp toàn bộ hệ thống thủy lực.
  • Van thủy lực: Là bộ phận được gắn trên đường ống, có tác dụng điều hướng dòng chảy của chất lỏng trong hệ thống thủy lực, lúc đó chất lỏng được lưu chuyển liên tục từ xi lanh qua đường ống tới thủng chứa và ngược lại. Do đó, khi hoạt động van này mở thì van kia sẽ đóng.

Cấu tạo của máy thuỷ lực

Nguyên lý hoạt động của máy thủy lực

  • Khi máy hoạt động sẽ hút chất lỏng từ thùng chứa và bơm chất lỏng đến toàn bộ hệ thống thủy lực thông qua hệ thống ống dẫn.
  • Sau đó, chất lỏng sẽ được bơm vào xi lanh và giúp đẩy pít tông lên, khi chất lỏng rút ra khỏi xi lanh thì pít tông sẽ lại hạ xuống, chuyển động của pít tông xi lanh có thể là chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động hướng tâm đều sẽ phụ thuộc vào loại xi lanh. Tùy vào mục đích sử dụng của động cơ thủy lực mà pit tông sẽ thay đổi sao cho phù hợp.
  • Từ đó, nhờ van thủy lực mà chất lỏng sẽ được di chuyển một cách linh hoạt và theo ý thích của người dùng.

Nguyên lý hoạt động của máy thuỷ lực

Các đại lượng cơ bản của hệ thống máy thủy lực

Đối với hệ thống máy thủy lực có 2 đại lượng chính đó là:

Lưu lượng

Trong hoạt động thực tế các chỉ số chúng ta cần quan tâm đó là độ lớn lực tạo ra, tốc độ vận hành hay còn gọi là lưu lượng.  Lưu lượng là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của hệ thống, đơn vị đo lường của lưu lượng là lít/phút, CC/vòng hoặc in 3/vòng. Thế nên, lưu lượng dầu thủy lực càng lớn thì tốc độ nâng pít tông càng nhanh và tốc độ hoạt động của động cơ cũng tăng theo.

Áp suất

Khác với lưu lượng, áp suất là đại lượng đo lường lực tác dụng của chất lỏng khi nó bị dồn nén trong không gian giới hạn lên vật chứa của nó, ở đây vật chứa là đường ống, xi lanh, pít tông…, đơn vị của áp suất là PSI, Bar, Kg/cm2, Mpa… Trong hệ thống thủy lực, áp suất được biến đổi qua lại giữa 2 pít tông lớn và nhỏ nhờ vào sự di chuyển của chất lỏng giữa chúng, nhờ vậy khi một lực nhỏ tác động vào hệ thống thủy lực sẽ chuyển hoá thành một lực lớn hơn, độ lớn này phụ thuộc vào sự chênh lệch kích thước giữa 2 pít tông lớn và nhỏ, chênh lệch càng lớn lực tạo ra càng lớn.

Các đại lượng cơ bản của hệ thống thuỷ lực

Phân loại máy thủy lực

Tùy theo cách phân loại mà máy sẽ được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay, trên thị trường máy ép thuỷ lực có những loại như sau:

Theo hình thức

  • Máy thủy lực bốn cột
  • Máy thủy lực một cột (loại C)
  • Máy thủy lực ngang
  • Máy thủy lực khung đứng
  • Máy thủy lực đa năng

Theo trọng tải

  • Máy thủy lực 30 Tấn
  • Máy thủy lực 50 Tấn
  • Máy thủy lực 100 Tấn
  • Máy thủy lực 150 Tấn
  • Máy thủy lực 200 Tấn
  • Máy thủy lực 250 Tấn
  • Máy thủy lực 300 Tấn
  • Máy thủy lực 315 Tấn
  • Máy thủy lực 500 Tấn
  • Máy thủy lực 630 Tấn
  • Máy thủy lực 800 Tấn

Tùy theo nhu cầu sử dụng của con người mà máy ép thuỷ lực được chia thành các loại như tạo hình, uốn, kéo dài, đột dập, bột, ép, đùn,…

Phân loại máy thuỷ lực

Ứng dụng của máy thủy lực

Máy thủy lực được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp, sản xuất và đời sống. Một số ứng dụng dưới đây mà máy ép thuỷ lực mang lại đó là:

  • Hệ thống thủy lực được sử dụng trong máy cẩu một loại máy không thể thiếu trong ngành xây dựng.
  • Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô máy được sử dụng để nâng, hạ ô tô giúp các kỹ sư dễ dàng lắp đặt, thay thế linh kiện, sửa chữa.
  • Trong ngành hàng không được ứng dụng trong việc nâng hạ chân máy bay, nâng hạ cánh máy bay.
  • Còn trong lĩnh vực y học được sử dụng để nâng hạ giường nằm cho bệnh nhân
  • Máy ép thuỷ lực còn được ứng dụng trong các ngành cơ khí, động cơ như, máy xúc, máy nghiền, thiết bị dệt, giàn khoan…

Ứng dụng của máy thuỷ lực

Kết luận

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi đến đây. Phía trên, chúng tôi đã giải đáp về máy thuỷ lực là gì, cấu tạo của máy thuỷ lực và nguyên lý hoạt động của máy thuỷ lực. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ thêm về ứng dụng của máy ép thuỷ lực và cách nhận biết các loại máy thuỷ lực. Hy vọng với những thông tin phía trên đã giúp các bạn giải đáp được toàn bộ thắc mắc về sản phẩm máy thuỷ lực này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *