Kính thủy lực

Kính thủy lực là gì?

Thời gian gần đây kính thủy lực được sử dụng khá phổ biến ở nhiều công trình xây dựng. Nhìn chung, kính thủy lực là loại kính chuyên dụng với khả năng chịu lực cao gấp 4- 5 lần so với các loại kính thông thường. Bền là ưu điểm nổi trội và gây ấn tượng của loại kính này đối với khách hàng

Kính thủy lực

Cấu tạo của kính thủy lực

Kính thủy lực có cấu tạo từ các thành phần của kính cường lực. Thông thường độ dày tiêu chuẩn của kính sẽ từ 10 – 12mm. Bên cạnh đó, khi lắp đặt kính thủy lực sẽ đi cùng với một số phụ kiện kính khác bằng inox hay các dụng cụ thủy lực tương thích. Ưu điểm của các phụ kiện kèm theo là không gây ra tiếng ồn trong quá trình sử dụng cũng như không gây gỉ sét khi sử dụng thời gian dài, nâng cao tuổi thọ sử dụng cho kính

Một tấm kính thủy lực có cấu tạo tương tự như 1 tấm kính thường. Kính là sản phẩm có được khi ta nấu chảy hỗn hợp các thành phần sau đây:

  • Cát tinh khiết (Si O₂)
  • Soda (Na OH) hoặc Potash (KOH)
  • Vôi hoặc phấn (Ca CO₃) ở nhiệt độ trên 1000°C.
  • Hợp chất silicat của natri, kali, canxi.

Sau đó qua quá trình xử lý nhiệt làm nóng kính đến nhiệt độ hơn 600 độ C bằng thiết bị chuyên dụng. Tiếp đó là quá trình làm mát với áp suất cao gọi là “dập tắt”. Quá trình này, chỉ kéo dài trong vài giây, không khí với áp suất cao làm nổ bề mặt kính từ một loạt các vòi phun ở các vị trí khác nhau.Làm các bề mặt phía ngoài nguội nhanh đột ngột so với kết cấu bên trong. Khi phần trung tâm của kính nguội đi, nó cố gắng kéo trở lại từ các bề mặt bên ngoài. Kết quả là, các liên kết phần trung tâm vẫn được giữ ổn định, và các bề mặt bên ngoài bị nén, điều này làm tăng khả năng chịu lực của kính thủy lực.

Cấu tạo kính thủy lực

Kính ủ sẽ có khả năng chịu 6.000 pounds mỗi inch vuông (psi). Kính thủy  lực, theo thông số kỹ thuật thì phải có độ nén bề mặt từ 10.000 psi trở lên; nó thường phá vỡ ở mức khoảng 24.000 psi.

Một cách khác để chế tạo kính thủy lực là ủ hóa chất, sử dụng hóa chất để tạo ra những trao đổi các ion trên bề mặt kính từ đó hình thành nên lực nén. Nhưng phương pháp này có chi phí khá cao nên ít được sử dụng.

Ưu, nhược điểm kính thủy lực

Ưu điểm

Kính thủy lực gây ấn tượng với người sử dụng bằng những ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

  • Khả năng bền bỉ vượt trội: Khả năng chịu lực của kính thủy lực đã được chứng minh gấp 4 – 5 lần so với loại kính thường. Có được độ bền vượt trội như vậy là kính thủy lực được sản xuất trong quá trình cực kỳ khắc nghiệt. Nó được đưa vào nung ở nhiệt độ cao từ 680 – 700 độ C ngày sau đó trải quá quá trình làm mát đột ngột.
  • Khả năng cách nhiệt cách âm tốt: Nhờ khả năng cách nhiệt tuyệt vời sẽ giúp không gian của bạn được yên tĩnh và thoáng mát. Nếu bạn muốn có không gian tách biệt với bên ngoài thì kính thủy lực sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó nhờ cấu tạo trong suốt có thể tiếp nhận ánh sáng trực tiếp từ bên ngoài làm sáng không gian bên trong mà không cần dùng đến điện năng.

Ưu điểm kính thủy lực

  • Khả năng chịu nhiệt ổn định: Việt Nam là một trong những khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy vào mùa hè nhiệt độ có thể lên trên 50 độ C. Với nhiệt độ cao như vậy thì các loại kính thông thường sẽ bị biến dạng do chịu ảnh hưởng nhiệt dưới áp lực lớn. Tuy nhiên, nhờ khả năng chịu nhiệt tốt kính thủy lực có thể giữ nguyên hình dạng như ban đầu. Ngay cả khi có sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột thì kính vẫn không bị ảnh hưởng.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Kính thủy lực được biết đến là loại kính chịu va đập tốt. Khả năng chịu lực cao giúp kính bền chặt trước mọi tác động chủ quan bên ngoài hay trong quá trình vận chuyển nâng đỡ xảy ra sự cố. Điểm đặc biệt của kính thủy lực là khi vỡ nó sẽ tạo thành các mảnh vụn không mang cạnh sắc nên tính sát thương hoàn toàn không có.
  • Kính thủy lực có khả năng chắn bụi, lọc gió: Nếu nhà bạn nằm ở cạnh đường đầy khói bụi nhưng bạn vẫn muốn có không gian mở để ngắm cảnh bên ngoài thì kính thủy lực thật sự là một lựa chọn tuyệt vời. Kính thủy lực có khả năng chống bụi cao đồng thời cũng rất dễ dàng khi làm vệ sinh.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Kính thủy lực thường được lựa chọn cho những công trình kiến trúc hiện đại, để tạo nên một không gian sang trọng hiện đại mà không kém phần tinh tế. Sử dụng kính thủy lực làm vách ngăn hoặc cửa sẽ làm cho không gian trở nên thoáng hơn. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, làm nổi bật hơn nội thất bên trong không gian.

Nhược điểm

Không có khả năng cản ánh sáng, gây cảm giác khó chịu khi bạn muốn nghỉ ngơi vì không gian quá sáng, phải cần đến màn để hỗ trợ.

  • Sử dụng một lần không có khả năng tái chế lại để tái sử dụng.
  • Tuy khả năng chịu lực của kính tốt khi trên diện tích rộng, nhưng chỉ với một điểm nút nhỏ có thể gây vỡ cả tấm kính.

Ứng dụng của kính thủy lực

Một số ứng dụng của kính thủy lực phổ biến hiện nay :

  •  Kính thủy lực được dùng làm kính mặt dựng cho các tòa cao ốc, hay làm vách ngăn cho văn phòng nhà ở.
  • Ngoài ra kính thủy lực còn được sử dụng làm cửa kính trong trường học, nhà hàng, trung tâm thương mại, bệnh viện hoặc các tòa cao ốc.
  • Dùng kính để trang trí nội thất cũng được nhiều người lựa chọn như bàn kính, kính ốp bếp hay cầu thang kính.

Ứng dụng kính thủy lực

So sánh kính thủy lực và kính cường lực

Kính cường lực hay cửa kính thủy lực đều có những tính năng cũng như đặc điểm riêng biệt của từng loại. Việc lựa chọn sử dụng loại nào tùy thuộc vào sở thích cũng như đặt điểm công trình, ứng dụng của bạn.

Sau đây là một số tiêu chí dùng để đánh giá so sánh giữa 2 loại kính bạn có thể tham khảo qua:Tie

Tiêu chí

Kính thủy lực

Kính cường lực

Chi phí

Cao hơn

Thấp hơn

Tuổi thọ

Dài

Dài

Chịu lực

Rất tốt

Tốt

Cách âm

Tốt

Tốt

Chịu Nhiệt

Rất tốt

Tốt

Chống trầy

Tốt

Tốt

Góc cạnh

An toàn

An toàn

So sánh kính thủy lực và kính cường lực

Kết luận

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến kính thủy lực. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp quý đọc giả hiểu thêm về kính thủy lực và có thể đưa ra lựa chọn sản phẩm kính tốt nhất cho những ứng dụng của mình sắp tới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *