Nội Dung
Đồng hồ đo áp suất thủy lực là gì?
Đồng hồ áp suất thuỷ lực là một loại thiết bị đo sử dụng để đo áp suất trên hệ thống vận hành nhờ thuỷ lực khí nén. Dụng cụ này có áp suất rất lớn có thể lên đến 100 bar, 200bar,… cho tới hàn 1000bar mà vẫn đảm bảo độ chính xác và an toàn
- Loại đồng hồ này có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc nặng nhọc, độc hại, liên tục của hệ thống thủy lực cực kỳ chính xác.
- Đây là thiết bị được tin dùng nhất khi muốn kiểm soát áp suất ổn định, sản phẩm có mức giá rẻ và kha thuận tiện cho việc lắp và di chuyển.
- Những hệ thống thủy lực khí nén thường có có áp lực và áp suất cực kỳ lớn, dao động từ 0-100, 0-160,0-250, 0-400 hoặc 0-600 bar. Vì vậy, những loại đồng hồ áp suất thủy lực sẽ phải đạt áp suất bằng hoặc cao hơn so với áp suất cần đo để có thể đảm bảo được độ an toàn cho người sử dụng.
Phân biệt đồng hồ đo áp suất thủy lực và khí nén
- Đồng hồ đo áp suất khí nén là loại thiết bị thường lắp đặt trong những hệ thống khí nén với chức năng đo đạc và hiển thị mức áp suất của khí hơi hoặc gas ở cùng thời điểm đo. Sản phẩm cung cấp các thông số chính xác đến từng đơn vị nhỏ, giúp người sử dụng có thể dễ dàng kiểm soát quá trình làm việc của hệ thống và đưa ra những điều chỉnh kịp thời khi xảy ra trục trặc
- Còn đồng hồ đo áp suất thủy lực sẽ được sử dụng cho những hệ thống vận hành bằng chất lỏng hoặc dầu, nhớt. Sản phẩm này thường được dùng để đo mức áp suất cực kỳ lớn, thường dùng trong các ngành công nghiệp lớn.
Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất thủy lực
Về cấu tạo chung, mỗi loại đồng hồ đo áp suất thủy lực sẽ bao gồm phần vỏ bảo vệ bên ngoài, hệ thống nâng đỡ, bộ phận hiển thị giá trị áp suất cùng bộ phận tạo chuyển đổi áp suất dầu bên trong hệ thống thành sự chuyển động của kim đồng hồ trên mặt. Chi tiết những bộ phận này như sau:
- Phần vỏ: Vỏ ngoài tường được làm từ vật liệu đồng hoặc inox để tăng độ bền cho sản phẩm. Nhiệm vụ chính của vỏ ngoài là chứa đựng những bộ phận hiển thị bên ngoài và bộ phận chuyển đổi áp suất ở bên trong.
- Phần hiển thị bên trên bề mặt đồng hồ: Phần này sẽ bao gồm kim đồng hồ, giá trị min max và vạch chia độ của đồng hồ áp suất. Giá trị đo min max và vạch chia độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là 1 trong những tiêu chuẩn không thể thiếu để lựa chọn sản phẩm đồng hồ đo áp suất thủy lực. Ví dụ như, giá trị tối đa ( max) của hệ thống là 200 bar thì người dùng sẽ cần phải lựa chọn loại đồng hồ đo áp suất thủy lực với dải đo lớn hơn 200 bar.
- Phần chuyển động cơ khí: Tạo ra giá trị đo thực tế của dụng cụ đồng hồ thủy lực. Phần này bao gồm những cơ cấu quay khá phức tạp, tùy vào độ mạnh yếu của áp lực dầu bên trong hệ thống mà phần chuyển động cơ khí sẽ ít nhiều sẽ di chuyển, tạo ra lực quay kim đồng hồ, từ đó hiển thị một cách chính xác các giá trị ở trên mặt đo.
Tất cả những chi tiết của đồng hồ đều được sản xuất dựa theo thông số chính xác đến từng đơn vị nhỏ. Ngoài ra, dụng cụ này còn được gia công tỉ mỉ để tạo ra loại đồng hồ đo áp suất hoàn chỉnh với độ chính xác cao. Tùy vào đơn vị sản xuất, model mà mỗi loại đồng hồ sẽ có màu sắc, kiểu dáng và kích thước khác nhau để khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn.
Phân loại đồng hồ đo áp suất
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng rất nhiều loại đồng hồ đo áp suất thủy lực, tuy nhiên dựa theo tính năng phổ biến thì dụng cụ này được chia ra làm 2 loại chính đó là:
Phân theo loại đồng hồ
Nếu phân chia theo loại đồng hồ thì dụng cụ này sẽ có 2 loại chính như sau:
Đồng hồ đo áp suất có dầu
Đây là loại đồng hồ đo áp suất thủy lực được nhiều người lựa chọn và phổ biến nhất hiện nay. Sản phẩm này có cấu tạo đặc biệt đó là mặt bên trong của đồng hồ sẽ chứa một loại dầu có tên là Glycerin.
Sự xuất hiện của loại dầu này sẽ đảm bảo độ chính xác cao của đồng hồ khi đo đạc và hiển thị áp suất chính xác kể cả trong môi trường làm việc rung lắc hay có va đập nhiều. Ngoài ra, loại dầu này còn bảo vệ kim đồng hồ một cách an toàn nhất giúp cho kim hoạt động êm ái, liên tục và chính xác mà không bị sai số. Người vận hành có thể dễ dàng nhìn và đọc các thông số ở trên đồng hồ.
Đồng hồ dầu là một lựa chọn hoàn hảo nếu như bạn cần đo áp suất đường ống. Loại đồng hồ này có thiết kế mặt chứa dầu nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ngưng tụ hoặc đóng băng hơi nước
Đồng hồ đo áp suất không dầu
Đồng hồ đo áp suất thủy lực không dầu thường được sử dụng trong những hệ thống khí, hệ thống chân không hoặc hệ thống nước. Đặc điểm chung của các môi trường và không gian làm việc này đó là không bị rung lắc và ít xảy ra va đập.
Tuy nhiên, nếu như bạn lắp đặt loại đồng hồ đo này vào không gian hoăc môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nhiều hơi nóng thì mặt đồng hồ sẽ ngay lập tức bị ngưng tụ hơi nước, gây ra hiện tượng đóng băng bề mặt. Điều này không những gây khó khăn cho người vận hành khi đọc thông số mà còn làm vỡ mặt kính đồng hồ. Do vậy, giá của đồng hồ đo áp suất thủy lực không dầu thường rẻ hơn rất nhiều so nhiều với những loại đồng hồ có dầu khác trên thị trường.
Phân loại theo kiểu chân đồng hồ
Đối với kiểu phân loại dựa theo chân đồng hồ sẽ có 2 loại chính như sau:
Đồng hồ đo áp suất chân trước
Đồng hồ đo áp suất thủy lực chân trước (hay còn được biết đến với tên gọi là đồng hồ chân đứng) là một loại thiết bị đo áp suất có chân kết nối được thiết kế dạng đứng với mặt đồng hồ hướng về phía người xem.
Đa phần, người dùng thường sẽ lắp loại đồng hồ này trên những đường ống, ở các vị trí thuận tiện để theo dõi. Thiết bị này cũng khá giống với những thiết bị đo áp khác. Một số điều cần quan tâm khi sử dụng dụng cụ này là: nhiệt độ, thang đo và chất liệu tạo thành.
Đồng hồ đo áp suất chân sau
Đây là một loại đồng hồ đo áp suất thủy lực phổ biến với phần chân kết nối được thiết kế ở sau lưng. Đồng hồ này thường được gợi ý sử dụng khi người vận hành muốn kiểm tra áp suất âm tường, mặt trụ hoặc kiểm tra áp suất ở những vị trí cao. Mặt đồng hồ được thiết kế hướng ra ngoài, vì vậy người sử dụng ng có thể dễ dàng quan sát các thông số đo đạc
Trong đồng hồ chân sau lại được chia thành rất nhiều loại khác nhau, cụ thể như đồng hồ chân sau vị trí 3h, : đồng hồ chân sau vị trí 6h, đồng hồ chân sau vị trí 12h, đồng hồ chân sau 6h thiết kế vít định vị.
Đồng hồ đo áp suất thủy lực được sử dụng như thế nào?
Tại sao phải dùng đồng hồ đo áp suất?
Với hầu hết các hệ thống, đồng hồ đo áp suất dầu thủy lực là thiết bị rất cần thiết nhất trong quá trình thiết lập cũng như điều chỉnh và xử lý khi xảy ra sự cố. Riêng đối với các hệ thống thủy lực, dụng cụ này sẽ đảm bảo không có bất kỳ sự rò rỉ chất lỏng bên trong hoặc thay đổi áp suất của hệ thống
Trước đây, có một số hệ thống nước và khí hơi thường chỉ sử dụng công tắc áp suất. Và các loại công tắc này thường không mang đến hiệu quả cao mà còn gây hại cho sự an toàn của hệ thống.Chính vì thế mà hiện nay, người ta thường kết hợp đồng hồ đo áp suất thủy lực và công tắc áp suất nhằm gia tăng độ an toàn và hiệu quả cho sự vận hành của cả hệ thống.
Ứng dụng thực tiễn
- Đồng hồ đo áp suất thủy lực là dụng cụ được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và gia công, thường được sử dụng cho các loại máy móc vận hành bằng chất lỏng ( hệ thống nước sạch, dầu, nhớt, nước thải, dược phẩm, giải khát,….), bằng khí ( hệ thống khí nén, khí sạch, khí hóa học,….) hoặc bằng hơi nóng (hệ thống sấy, lò hơi, ….)
- Đồng hồ sử dụng để đo áp suất dầu trong các bể chứa, đo áp suất hệ thống ống nước, đo áp khí trên những đường ống, đo áp lực nồi hơi, đo áp suất của nhiên liệu
- Sản phẩm là một thiết bị không thể thiếu trong những nhà máy cơ khí chế tạo máy, chế biến nông lâm sản, đóng gói thành phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, ngành điện lạnh, sản xuất giấy… vì công cụ này giúp cho người vận hành dễ dàng kiểm tra áp cũng như hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ gây nguy hại đến tính mạng của con người và môi trường làm việc xung quanh.
- Sử dụng trong các phòng thí nghiệm
- Sử dụng trong khu vực trường học, hệ thống bệnh viện…
- Sử dụng trong các hệ thống PCCC, hệ thống cấp nước sinh hoạt…
- Ngoài ra dụng cụ này còn được ứng dụng khá phổ biến trong các loại máy móc xây dựng, xe cơ giới, thiết bị khai thác khoáng sản và máy cơ khí nông nghiệp…
Top 5 lưu ý quan trọng khi chọn đồng hồ đo thủy lực
Trong quá trình mua cũng như lựa chọn sản phẩm đồng hồ áp suất, nhất định các lưu ý dưới đây người dùng cần phải biết để có thể lựa chọn được những sản phẩm chính xác, chất lượng, đúng kỹ thuật và tiết kiệm được chi phí một cách tối đa nhất.
Chọn loại đồng hồ
Tiêu chí đầu tiên mà người dùng nên xem xét đó là loại nguyên lý vận hành của sản phẩm đồng hồ đo áp suất dầu thủy lực mà mình định lựa chọn. Nếu như dải đo của người sử dụng không quá nhỏ, cỡ mili bar thì có thể yên tâm lựa chọn loại đồng hồ đo áp suất thủy lực dựa theo nguyên lý Bourdon.
Nếu dải đo của người sử dụng quá nhỏ, chưa tới 1 bar hoặc hệ thống thường xuyên phải hoạt động quá tải thì hãy ưu tiên lựa chọn loại đồng hồ áp suất màng.
Đối với anh em có khả năng tài chính cao và muốn tìm loại đồng hồ chính xác nhất, tiện lợi nhất thì đồng hồ điện tử kỹ thuật số sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Giá trị đo đạc của đồng hồ kỹ thuật số điện tử sẽ được hiển thị bằng số trực tiếp trên màn hình, giúp anh em dễ dàng quan sát khả năng vận hành của hệ thống.
Chọn kiểu chân đồng hồ
Có một số trường hợp thường gặp đó là rất nhiều anh em khi chọn mua đồng hồ đo áp suất dầu thủy lực nhưng sẽ bỏ qua cỡ ren của phần chân kết nối. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc lắp đặt, gây tốn kém thời gian và chi phí vì phải đi tìm và mua đầu nối chuyển đổi.
Với loại đồng hồ đo áp suất thủy lực có phi từ 80mm trở xuống thì những kiểu chân ren phổ biến nhất là : G ¼ NPT, G ¼, G 3/8, G 1/8, G 3/8 NPT,G 1/8 NPT…
Với đồng hồ đo áp suất thủy lực có phi từ 100 mm trở lên thì kích thước ren chân kết nối thông dụng sẽ là: G ½, G 1, G 1 ½ NPT, G 1 NPT, G ½ NPT, G 1 ½,…
Chọn thang đo đồng hồ thủy lực
Khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất thủy lực, anh em cần lưu ý dải áp suất từ 0 bar đến áp suất max bar sẽ phải lớn hơn so với giá trị đo của áp suất thông thường. Anh em có thể linh hoạt lựa chọn sao cho giá trị áp suất của kim chỉ ở vị trí giữa là thích hợp. Theo tài liệu hướng dẫn cách lựa chọn đồng hồ áp theo tiêu chuẩn châu Âu EN 837 thì giá trị đo tối đa của hệ thống sẽ không được quá 75% giá trị max của đồng hồ áp.
Bên cạnh giá trị giới hạn, người vận hành cũng cần lưu ý lựa chọn chính xác độ chia của áp suất. Độ chia áp suất phải đảm bảo thuận tiện cho người dùng đọc giá trị. Thông thường nhà sản xuất sẽ mặc định cho người dùng theo giá trị max. Ví dụ như dải đo áp suất đồng hồ của bạn là từ 0 – 250 bar thì độ chia phù hợp sẽ là 0-50-100-150-200-250, như vậy độ chia nhỏ nhất sẽ là là 10 bar một.
Theo tiêu chuẩn châu Âu EN 837, dải đo áp suất tiêu chuẩn sẽ được chia như sau.
Đối với những loại đồng hồ đo áp suất thủy lực có đơn vị là bar, các dải được quy định như sau:
0…0.6 bar 0…1 bar 0…1.6 bar 0…2.5 bar 0…4 bar
0…6 bar 0…10 bar 0…16 bar 0…25 bar 0…40 bar
0…60 bar 0…100 bar 0…160 bar 0…250 bar 0…400 bar
0…600 bar 0…1000 bar 0…1600 bar
Đối với các loại đồng hồ đo áp suất thủy lực có đơn vị là mbar, ta có những dải áp suất như sau:
0…1 mbar 0…1.6 mbar 0…2.5 mbar 0…4 mbar 0…6 mbar
0…10 mbar 0…16 mbar 0…25 mbar 0…40 mbar 0…60 mbar
0…100 mbar 0…160 mbar 0…250 mbar 0…400 mbar 0…600 mbar
Một điều người dùng lưu ý nữa khi lựa chọn đồng hồ áp suất dầu thủy lực đó là đơn vị đo trên đồng hồ. Cùng biểu thị 25 Mpa = 250 bar sẽ có 2 loại đồng hồ biểu thị như nhau
Chọn kích cỡ ren kết nối
Thống số thiết kế của kết nối ren đồng hồ với hệ thống cũng là một điểm mà người dùng cần lưu ý khi lựa chọn mua đồng hồ đo áp suất thủy lực.
Trước tiên, về kiểu ren, chỗ lắp ghép của đồng hồ thường là cút nối có sẵn. Nếu như cút nối đồng hồ của anh em hiện tại là kiểu ren NPT thì người dùng hãy lựa chọn loại ren NPT. Nếu sử dụng ren BSPP thì anh em nên chọn kiểu ren BSPP.
Kích thước của ren cũng là một thông số mà người dùng cần phải lựa chọn chính xác. Những kiểu ren phổ biến hiện nay là ren 1/4,1/8, 3/8 và 1/2 inch.
Chọn đường kính mặt đồng hồ
Đường kính mặt đồng hồ hoặc phi đồng hồ cũng là một tiêu chí mà anh em cần lưu ý. Thông thường, đồng hồ áp có mặt càng lớn thì sẽ tỉ lệ thuận với nguyên vật liệu và thiết kế, vì vậy thường sẽ có giá thành cao hơn so với loại đồng hồ có mặt nhỏ. Ngoài ra, việc lựa chọn mặt đồng hồ áp đường kính bao nhiêu sẽ còn phụ tùy vào vị trí lắp xa hay gần so với tầm mắt của người quan sát.
Một số đường kính mặt đồng hồ áp thông dụng hiện nay đó là: D40 mm, D60 mm, D50 mm, D75 mm, D150 mm, D100 mm, D200 mm.
Đồng hồ đo áp suất thủy lực size 40, 50, 60 phù hợp với các hệ thống nhỏ, thường được sử dụng trong những trạm nguồn thủy lực nhỏ. Đồng hồ đo áp suất thủy lực size 75, 100 được sử dụng phổ biến trong những hệ thống thủy lực. Đây là kích thước lý tưởng để người dùng có thể quan sát rõ.
Đồng hồ thủy lực size 150 thường được sử dụng cho các hệ thống trên cao, trong điều kiện thiếu ánh sáng để người dùng có thể dễ dàng quan sát hơn. Nói chung, tùy vào vị trí, điều kiện ánh sáng và khoảng cách mà người dùng cần lắp loại kích thước đường kính mặt đồng hồ cho phù hợp.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về Đồng hồ đo áp suất thủy lực mà người dùng cần nắm rõ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết nhất nhé!