Xi lanh thủy lực là một dụng cụ thủy lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một số ngành công nghiệp, thường được xuất hiện trong nhiều hệ thống dầu, nhớt với công việc vô cùng nặng nhọc. Thế nhưng ít người biết được cấu tạo và công dụng thực sự của nó là gì? Cùng khám phá chi tiết cấu tạo xi lanh thủy lực trong bài viết sau đây.
Nội Dung
Xi lanh thủy lực là gì?
Xi lanh thủy lực là một bộ phận chính của các loại máy móc và thiết bị có sử dụng hệ thống truyền động và tự động thủy lực. Chúngđóng vai trò rất quan trọng để chuyển đổi năng lượng thủy lực sang năng lượng cơ học.
Hay nói cách khác xi lanh thủy lực chính là động cơ thủy lực tuyến tính và nó đóng vai trò rất quan trọng để chấp hành các nguyên tắc trong hệ thống thủy lực. Để tạo ra lực ở đầu cần thì xi lanh thủy lực sẽ được sử dụng chuyển đổi năng lượng của dầu hoặc những loại chất lỏng thủy lực khác sang động năng rồi tác động vào để thực hiện các nhiệm vụ: Kéo, đẩy, nghiền hay nén,… Xi lanh thủy lực có thể di chuyển một vật bất kỳ từ vị trí này sang vị trí khác hoặc nâng hạ một vật nào đó.
Cấu tạo của xi lanh thủy lực?
Cấu tạo xi lanh thủy lực được đánh giá là khá phức tạp bởi nó được tạo nên từ rất nhiều chi tiết nhỏ. Để đảm bảo sử dụng thiết bị hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của xi lanh thủy lực thì bạn cần phải nắm được cấu tạo chi tiết của nó. Cấu tạo xi lanh thủy lực gồm những bộ phận sau:
Piston thủy lực
Piston là bộ phận quan trọng nhất trong xi lanh thủy lực, được dùng để phân tách các vùng áp lực ở bên trong ống xi lanh. Piston sẽ được gia công sao cho phù hợp với các seal, phốt và kim loại đàn hồi. Do đó, tùy theo thiết kế mà con dấu seal có thể là loại seal đơn hoặc seal kép. Người ta sử dụng bulong để gắn các piston xi lanh với thanh piston.
Lưu ý: Sự chênh lệch áp suất ở 2 bên thân piston sẽ làm cho ng xi lanh có thể giãn ra và rút lại.
Ống xi lanh
Ống xi lanh còn có tên gọi khác là thùng xi lanh, nó có thiết kế dạng hình trụ tròn liền mạch và đảm nhiệm chức năng chính là chứa và giữ áp suất xi lanh. Ống xi lanh cũng là nơi để chứa piston, được thiết kế mài nhẵn và rất mịn để tạo ra bề mặt đạt độ hoàn thiện từ 4 – 6 microinch.
Đầu xi lanh
Đầu xi lanh thủy lực thực hiện chức năng đi kèm với buồng áp suất ở đầu. Chúng được nối với xi lanh bằng thanh tie hoặc bu lông. Giữa ống xi lanh và đầu xi lanh được lắp o – ring (đây là một chi tiết làm kín rất đa năng, có thể làm kín được những kết cấu có áp suất rất cao trong cả điều kiện động và tĩnh). Cũng tùy theo loại xi lanh mà tại đầu xi lanh có thể có một tuyến niêm phong hoặc niêm phong que thích hợp.
Phần đế (nắp hình trụ)
Phần đế của xi lanh thực hiện chức năng đi kèm với buồng áp suất ở một đầu phía còn lại. Nó cũng được nối với thân xi lanh bằng thanh tie, hàn xì hoặc bu lông. Phần đế và ống xi lanh được nối lại với nhau bằng seal tĩnh. Để xác định được kích thước của nắp xi lanh thì chúng ta có thể dựa vào thông số của ứng suất uốn.
Thanh Piston
Thanh piston có tên gọi khác là piston rod, được làm từ thép hoặc thép mạ crom để đảm bảo khả năng chống ăn mòn tốt và có độ cứng cao. Thanh piston thực hiện nhiệm vụ kết nối thiết bị truyền động với thành phần máy móc để thực hiện các công việc theo yêu cầu. Để hạn chế được sự rò rỉ thì các thanh piston đều sẽ được gia công cẩn thận bằng cách đánh bóng nhẵn mịn và đính kèm các seal. Những loại xi lanh thủy lực có 2 đầu thì các thanh piston bên trong ống xi lanh sẽ được kéo dài từ hai phía của piston đến hai đầu ống.
Con dấu (seal)
Con dấu xi lanh hay còn được gọi là seal, để chế tạo ra seal thì người ta cần phải căn cứ theo nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ dầu, áp suất làm việc và ứng dụng xi lanh. Tùy theo chất liệu tạo nên con dấu mà nó có sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Ví dụ: Con dấu Elastomer (Khả năng chịu nhiệt thấp), con dấu Fluorocarbon viton (khả năng chịu nhiệt cao),… Con dấu Elastomer được tạo nên từ Poly và cao su Nitrile nên sẽ chỉ thích hợp để làm việc trong điều kiện bình thường, nhiệt độ và áp suất thấp.
Ngoài những bộ phận chính kể trên thì cấu tạo xi lanh thủy lực còn gồm một số bộ phận khác như: bulong, bạc đạn, vít khóa, bích,… Tất cả các bộ phận sẽ được kết nối lại với nhau và tạo nên một hệ thống xi lanh thủy lực hoàn thiện.
Công dụng của xi lanh thủy lực
Ngày nay, xi lanh thủy lực được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp, chế tạo và sản xuất. Nó thực hiện những chức năng như sau:
- Trong ngành công nghiệp chế tạo: Nhờ hệ thống nén thủy lực mà xi lanh thủy lực có vai trò rất quan trọng trong các máy móc của ngành công nghiệp chế tạo. Nó có khả năng kéo, đẩy, nén… để ép những loại chất liệu cứng như kim loại. Từ đó, giúp tạo ra những sản phẩm chất lượng, nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian và sức người, giúp nâng cao hiệu quả làm việc.
- Trong các loại xe: Hầu hết các loại xe ngày nay, đặc biệt là những loại xe chuyên chở các loại vật liệu nặng đều sử dụng xi lanh thủy lực để nâng hạ hàng hóa có khối lượng lớn một cách an toàn và nhanh chóng.
- Trong hệ thống các công trình xây dựng: Xi lanh thủy lực cũng là thiết bị không thể thiếu đối với một số loại máy như: máy ủi, máy múc, xe lu, tàu thủy…Bởi chúng yêu cầu thực hiện những công việc nặng, có khối lượng và kích thước lớn mà sức người không thể đảm nhiệm được.
- Trong cầu nâng rửa xe: Xi lanh thủy lực sẽ giúp cho cầu nâng rửa xe có thể dễ dàng nâng lên và hạ xuống các loại xe với tải trọng khác nhau một cách nhịp nhàng.
- Trong công nghiệp sản xuất: Ngoài ra, xi lanh thủy lực cũng được ứng dụng trong các ngành sản xuất nhựa, xử lý rác thải, chế tạo gỗ,… để thực hiện công việc năng suất và hiệu quả hơn.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin quan trọng về cấu tạo xi lanh thủy lực. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị này và những chức năng của nó. Để từ đó có thể ứng dụng vào trong công việc, giúp nâng cao năng suất và hoạt động hiệu quả hơn.