Giảm chấn thủy lực là một sản phẩm được khuyên dùng trong rất nhiều loại máy móc, thiết bị và các loại xe cơ giới. Thiết bị này có công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng như thế nào mà lại cần thiết đến vậy? Theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp và hiểu rõ hơn về loại giảm chấn này nhé.
Nội Dung
Giảm chấn thủy lực là gì?
Giảm chấn thủy lực là một loại thiết bị được sử dụng để hấp thụ các dao động, giúp cho các thiết bị thủy lực giảm sóc, phụt nhún trong suốt quá trình hoạt động. Nó thường được sử dụng trong hệ thống thiết bị máy móc, máy thủy lực, xe nâng đẩy, trục khớp động cơ để giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ và hạn chế tiếng ồn khi hệ thống hoạt động.
Cấu tạo giảm chấn thủy lực
Giảm chấn thủy lực là một thiết bị khá nhỏ gọn và có cấu tạo đơn giản gồm 3 bộ phận chính sau đây:
- Lò xo: Lò xo được làm từ các loại chất liệu bền bỉ như inox, thép không gỉ, do đó có thể ngâm được trong các chất lỏng thủy lực như: dầu, nhớt. Nó được lắp bên trong giảm chấn và có tác dụng co giãn giúp cho giảm chấn hoạt động.
- Ty trục: Được làm từ chất liệu bền bỉ và là một bộ phận quan trọng giúp cho giảm chấn hoạt động.
- Dầu giảm chấn: Nằm bên trong giảm chấn và giúp cho ty trục hoạt động.
Các bộ phận cấu tạo nên giảm chấn được thiết kế tiêu chuẩn và khi lắp ráp lại với nhau tạo ra một thể hoàn chỉnh. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc, giảm các tác động và những ảnh hưởng đến thiết bị.
Nguyên lý làm việc của giảm chấn thủy lực
Cấu tạo của giảm chấn khá đơn giản nên nguyên lý làm việc cũng không quá phức tạp, được phân ra thành 2 quá trình của ty phuộc đó là: ép (nén) và trả (giãn). Nguyên lý làm việc của giảm chấn thủy lực diễn ra như sau:
- Giai đoạn ép (nén): Các ty phuộc trong giảm chấn di chuyển tịnh tiến xuống và tạo ra một sự chênh lệch áp suất ở khoang trên cao hơn khoang dưới. Van giảm chấn ở bên trong sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa chất lỏng ở khoang dưới đã được ép lên khoang trên và tạo ra lực giảm chấn, hạn chế các giao động lên thiết bị.
- Giai đoạn trả (giãn): Các ty phuộc trong giảm chấn di chuyển lên khoang trên, khi đó áp suất ở khoang trên cao hơn khoang dưới. Van giảm chấn sẽ ép chất lỏng thủy lực và dầu ở khoang trên xuống khoang dưới và lực giảm chấn xuất hiện, giúp giảm tác động từ ngoại lực hiệu quả.
Do cần của piston khi di chuyển lên sẽ có 1 phần bị dịch chuyển ra khỏi xi lanh nên sẽ luôn luôn để lại 1 khoản trống. Nhờ có khí áp suất cao ở dưới nên piston tự do sẽ được đẩy lên và lấp đầy khoảng trống bằng1 lượng tương đương với phần hụt thể tích.
Lưu ý: Đối với loại giảm chấn thủy lực kép sẽ có 2 quá trình ép, đó là: Tốc độ chuyển động cần của ty phuộc thấp và tốc độ chuyển động cần của ty phuộc cao.
Các loại giảm chấn thủy lực
Giảm chấn thủy lực có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ được ứng dụng cho từng hệ thống khác nhau để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho hệ thống và người vận hành. Tùy theo cách phân loại mà giảm chấn sẽ được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số loại giảm chấn thủy lực mà bạn có thể tham khảo:
Phân loại dựa trên môi chất làm việc
- Giảm chấn kiểu cao su: Là loại được cấu tạo nên từ những miếng cao su có hình khối khá đặc biệt, có khả năng đàn hồi và co giãn tốt, phù hợp với nhiều ứng dụng. Nó thường được lắp đặt ở những vị trí xảy ra rung lắc mạnh như: ô tô, cửa kính, đế cao su giảm chấn….
- Giảm chấn kiểu lò xo: Là loại được làm từ hợp kim cao cấp nên nó có khả năng chịu lực và phục hồi sau biến dạng cực tốt. Giảm chấn lò xo thường được thiết kế thêm đế lót cao su dày để tăng khả năng đàn hồi, bên ngoài mạ sơn tĩnh điện chống han gỉ, hạn chế ăn mòn. Loại giảm chấn này thường được ứng dụng trong hệ thống điều hòa, máy công nghiệp, máy phát điện….
Phân loại theo cách thức cấu tạo
- Giảm chấn ống đơn: Là loại loại giảm chấn Ducarbon, để hoạt động thì nó còn được nạp thêm khí nitơ có áp suất cao từ 20 – 30 kgf/cm2. Giảm chấn ống đơn có thiết kế một ống tiếp xúc trực tiếp với không khí có khả năng tỏa nhiệt tốt. Nhờ vậy mà trong quá trình hoạt động sẽ không bị xuất hiện lỗ bọt khí hay xâm thực, giúp quá trình hoạt động hiệu quả hơn.
- Giảm chấn ống kép: Có cấu tạo gồm 1 vỏ,1 xi lanh và 1 piston dịch chuyển lên xuống ở bên trong xi lanh, phần dưới có bố trí thêm van tạo lực cản khi bộ giảm chấn thủy lực bắt đầu được giãn ra. Loại giảm chấn này được dung nạp khí nhưng áp suất thấp chỉ từ 3-6 kg/cm2.
Ứng dụng của giảm chấn thủy lực
Giảm chấn thủy lực được ứng dụng phổ biến trong đời sống ngày nay, điển hình như:
- Lắp đặt cho các hệ thống máy móc sản xuất công nghiệp, hệ thống máy thủy lực, máy nén,…
- Lắp đặt vào hệ thống giảm sóc của các loại xe cơ giới như xe máy, xe đạp, xe oto, xe cẩu, xe nâng…
- Lắp đặt trong các hệ thống cửa tự động, thang máy, hệ thống nâng lên hạ xuống, hệ thống cần trục.
- Ứng dụng trong lắp ráp, sữa chữa xe, sản xuất các chi tiết, thiết bị, phụ kiện công nghiệp…
- Ngoài ra nó còn được lắp đặt trong nhiều lĩnh vực khác như: công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh…
Cách chọn giảm chấn thủy lực tốt nhất
Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại giảm chấn thủy lực khác nhau về kiểu dáng, chất liệu, kích thước. Vậy làm sao để lựa chọn được giảm chấn thủy lực phù hợp và tốt nhất? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên bạn cần chọn giảm chấn đáp ứng được thông số kỹ thuật, người mua cần phải nắm được các thông số cơ bản của hệ thống như: Tải trọng lớn nhất, tải trọng nhỏ nhất, nhiệt độ, áp suất và những yếu tố của môi trường xung quanh như: độ ẩm, không gian, vị trí lắp đặt…để cung cấp được những thông số chính xác nhất.
- Tiếp đó bạn lựa chọn sản phẩm đến từ những hãng sản xuất uy tín, lâu năm trên thị trường để đảm bảo chất lượng. Có thể mức giá sẽ cao hơn những loại thông thường nhưng hiệu quả và độ bền bỉ sẽ tốt hơn rất nhiều.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về giảm chấn thủy lực mà chúng tôi đã giải đáp đến bạn. Có thể thấy rằng đây là một thiết bị rất cần thiết để giúp hệ thống làm việc ổn định và hiệu quả hơn. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có thể lựa chọn được giảm chấn chất lượng.