Bơm điện thủy lực là một thiết bị quan trọng và phổ biến được ứng dụng trong hệ thống thủy lực và các lĩnh vực của đời sống. Thế nhưng bạn đã nắm được thiết bị này có những loại nào? Tầm quan trọng và ứng dụng của nó? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để tìm hiểu.
Nội Dung
Bơm điện thủy lực là gì?
Bơm thủy lực là một nguồn cơ năng có thể biến đổi năng lượng cơ học sang năng lượng thủy lực, có tác dụng tạo ra dòng chảy đủ mạnh để vượt qua được những áp lực gây ra bởi những tải trọng tại cửa ra của máy bơm. Thiết bị sử dụng chuyển động quay từ động cơ hoặc motor điện để hút dầu thủy lực từ bồn chứa, sau đó dưới áp suất cao giúp đẩy dầu di chuyển trong mạch thủy lực. Chức năng chính của nó là tạo ra chân không ở đầu vào bơm, cho phép áp suất khí tạo lực rồi đưa chất lỏng từ thùng dầu vào để bơm. Khi bơm hoạt động, dưới tác động cơ học của nó thì sẽ mang chất lỏng vào đường bơm và tạo lực vào hệ thống thủy lực.
Bởi vậy mà ngày nay bơm điện thủy lực được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sản xuất. Ngoài ra nó còn được ứng dụng phổ biến trong ngành thang máy, ô tô, chế tạo Robot, công nghiệp vũ trụ,…
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm điện thủy lực
Với tầm quan trọng như vậy thì bơm điện thủy lực có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Cấu tạo bơm điện thủy lực
Có khá nhiều loại thiết kế bơm điện thủy lực khác nhau, thế nhưng chúng có cấu tạo chung gồm có 4 bộ phận chính sau đây:
- Thùng dầu: Là nơi dùng để chứa dầu thủy lực, đồng thời nó cũng là 1 đế vững chắc để gá những thiết bị ở phía trên.
- Motor điện: Là bộ phận thực hiện chức năng chuyển hóa điện thành cơ năng, giúp tạo nên dòng dầu để đi đến các thiết bị thủy lực.
- Bơm: Là bộ phận vô cùng quan trọng giúp hút dầu và đẩy dầu đi, tùy theo hãng sản xuất mà có các loại bơm piston, bơm nhông, bơm lá,… Đối với những hệ thống bơm điện công suất lớn thì bơm piston là loại phù hợp bởi nó ít hỏng hóc và có áp suất cao.
- Van thủy lực: Được tích hợp vào để giúp điều khiển, phân phối, xả dầu và hồi dầu. Có 2 loại van thủy lực chính là van cơ và van điện, mỗi cụm van sẽ được gắn với đồng hồ đo áp.
- Ngoài ra, bơm điện thủy lực còn có các phụ kiện như: Ống dẫn dầu, đồng hồ áp suất,…
Nguyên lý làm việc
Bơm điện thủy lực sẽ thực hiện chức năng biến đổi cơ năng thành năng lượng thủy lực. Nhờ đó mà bơm có thể hút được dầu thủy lực được chứa trong thùng dầu và tải vào buồng nén. Tại đây, áp suất của dầu thủy lực truyền tới những phần tử ở trong hệ thống và tạo nên những chuyển động tại cơ cấu chấp hành.
Phân loại bơm điện thủy lực
Dựa theo đặc điểm cấu tạo mà người ta phân bơm điện thủy lực thành 2 loại sau đây:
Bơm điện thủy lực 1 chiều
Bơm điện thủy lực 1 chiều là thiết bị thông dụng nhất hiện nay bởi nó có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa. Thiết bị có khả năng tạo nên lực ép mạnh để cung cấp cho các máy móc, dụng cụ thủy lực khi làm việc. Nhờ tích hợp với van xả nên nên quá trình hồi về của ben dầu sẽ tự động diễn ra ngay sau khi kết thúc công việc.
Thiết kế đồng hồ đo gắn trên thân, nhờ đó mà người dùng có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh áp lực trong quá trình vận hành bơm theo yêu cầu kịp thời.
Bơm điện thủy lực 2 chiều
Bơm điện thủy lực 2 chiều là loại phức tạp hơn bơm thủy lực 1 chiều rất nhiều. Thiết bị này có 2 đường ống dẫn kết nối với dụng cụ, máy móc thủy lực, tích hợp loại van điều khiển 4 chiều nên lượng dầu và tốc độ hồi dầu diễn ra nhanh chóng, tương đương với tốc độ bơm. Nhờ đó mà rút ngắn được chu kỳ làm việc, thời gian hoàn thành công việc cũng nhanh chóng hơn.
Ứng dụng của bơm điện thủy lực
Bơm điện thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Dưới đây là một số kết hợp của bơm điện thủy lực với các thiết bị thủy lực khác để tạo nên những công dụng nhất định.
Kết hợp với máy đột lỗ thủy lực
Máy đột lỗ thanh đồng hay nhôm có tần suất làm việc liên tục và tốc độ đột lỗ nhanh. Do đó nếu sử dụng loại bơm tay thủy lực sẽ có hiệu quả làm việc thấp hơn bơm điện. Đồng thời việc sử dụng bơm điện sẽ an toàn, chính xác và không bị lãng phí.
Kết hợp với kích thủy lực
Bơm điện kết hợp với kích thủy lực sẽ giúp việc nâng hạ vật nặng trở lên dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa nó còn tiết kiệm được thời gian và sức lực so với việc kết hợp với bơm tay. Mỗi loại kích sẽ tương ứng với công suất của một loại bơm điện nhất định, do đó việc lựa chọn khá dễ.
Kết hợp với cờ lê thủy lực
Bơm điện kết hợp cờ lê thủy lực nhằm siết các mối ghép bulông có dải lực lớn mà những loại cờ lê thông thường không thể làm được. Cờ lê thủy lực dựa vào hoạt động của bơm điện để tạo ra lực siết. Với cơ chế hoạt động là dẫn động bằng nguồn chất lỏng thủy lực, dựa trên hình thức chuyển động tịnh tiến chuyển sang chuyển động quay sinh ra lực mô men tỷ lệ với áp suất và tác động vào cơ cấu vặn ốc.
Kết hợp với máy gia công thanh cái
Bơm điện kết hợp với máy gia công thanh cái trong cơ khí chế tạo. Thông qua những thiết bị cài đặt mà người dùng có thể dễ dàng thay đổi tốc độ bơm để đáp ứng các yêu cầu khi thao tác với máy uốn một cách linh hoạt.
Tại sao nên sử dụng bơm điện thủy lực
Bơm điện thủy lực được coi là trung tâm của hệ thống thủy lực và nó đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua kết nối dịch và kiểm soát của các van thủy lực, thiết bị cung cấp công suất truyền động thủy lực. Nên sử dụng bơm điện thủy lực bởi những ưu điểm tuyệt vời mà sản phẩm mang lại:
Hiệu suất làm việc cao
Bơm điện thủy lực có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa cơ năng thành năng lượng thủy lực. Đối với những thiết bị thủy lực làm việc với công suất cao thì việc sử dụng bơm điện là vô cùng cần thiết bởi nó cần lượng dầu thủy lực lớn để bơm vào máy, giúp máy hoạt động. Bơm điện có khả năng chứa lượng dầu chứa lớn và bơm dầu vào các thiết bị thủy lực một cách nhanh chóng, có thể bơm cùng lúc nhiều thiết bị.
Làm việc nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu công việc lớn
Bơm điện sử dụng động cơ điện để bơm dầu nên sẽ có tốc độ làm việc nhanh hơn rất nhiều so với việc sử dụng bơm tay thủy lực. Từ đó giúp đỡ hao tốn thời gian và sức lực khi làm việc mà lại mang lại hiệu quả làm việc cao hơn. Các loại máy bơm điện thường kết nối với nhiều thiết bị thủy lực cùng lúc và sử dụng trong vị trí có không gian rộng nên rất tiện lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Bơm điện thủy lực lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nó được sử dụng trong nhiều loại thiết bị máy móc công nghiệp như: máy cẩu, máy xúc, máy đào, máy trộn, máy ép,… Ngoài ra nó còn được ứng dụng trong việc chế tạo thang máy, robot, xe ô tô,…
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về bơm điện thủy lực mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị, vai trò của nó đối với hệ thống thủy lực và các lĩnh vực trong đời sống.