Hiện nay, do thực tế là truyền động thủy lực không yêu cầu nhiều lượng động lực lớn nên bộ truyền động thủy lực thường được sử dụng rất nhiều nhằm để điều khiển các quá trình cần có yêu cầu về phản ứng nhanh và tương đối chính xác. Tuy nhiên, bộ truyền động thủy lực là một lựa chọn tốt hơn khi cần nhiều lực để mở van (chẳng hạn như khi phải mở van của hệ thống hơi chính). Vậy để có thể hiểu sâu hơn về truyền động thủy lực là gì thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết ngày dưới đây!
Nội Dung
Khái niệm truyền động thủy lực
Về khái niệm của truyền động thủy lực: Trong truyền động thủy lực, việc truyền đi công suất cho tất cả hệ thống thì đều do chất lỏng thủy lực đảm nhận. Hệ thống truyền động thủy lực có thể được phân loại thành 2 dạng chính đó là truyền động thủy lực tĩnh hay truyền động thủy động thì sẽ tùy thuộc vào việc năng lượng của chất lỏng được sử dụng dưới dạng thế năng hay động năng.
Về thuật ngữ: Truyền động thủy lực sẽ được coi là một hệ thống thủy lực sử dụng động cơ thủy lực và chất lỏng thủy lực để điều khiển chuyển động của các thiết bị hoặc máy móc nên thuật ngữ của truyền động thủy lực thường được sử dụng đi đôi với thuật ngữ của hệ thống thủy lực, dùng để chỉ một nhóm các thiết bị truyền tải chất lỏng sử dụng năng lượng dưới áp suất cao.
Về bản chất: Truyền động thủy lực được hiểu theo một bản chất đơn giản nhất là một hệ thống thủy lực có khả năng truyền năng lượng bằng chất lỏng thủy lực đi khắp các hệ thống và biến đổi dạng năng lượng thủy lực này thành một dạng cơ năng ở đầu ra của hệ thống (đây là năng lượng của truyền động thủy lực). Với dạng năng lượng cơ năng này sẽ đồng thời điều khiển và điều chỉnh được tốc độ của đầu ra.
Ngoài ra, trong một hệ thống thủy lực (truyền động thủy lực) hiện nay thì có thể có một vài hay nhiều động cơ thủy lực và bơm thủy lực. Để có thể tạo nên một truyền động thủy lực thì đều nhờ vào nguồn lưu lượng chất lỏng, các hệ thống bơm thủy lực, động cơ thủy lực chuyển động thằng hay là chuyển động quay cùng với cơ cấu điều khiển và cơ quan điều chỉnh cũng như các đường ống và các thiết bị phụ khác.
Nguyên lý làm việc của truyền động thủy lực
Về nguyên lý của truyền động thủy lực thì sẽ được hiểu đơn giản một cách như sau: Trong một hệ thống thủy lực thì trước tiên cơ năng sẽ được chuyển hóa thành dạng năng lượng thủy lực và sau đó dạng thủy lực này được truyền đi khắp hệ thống bằng máy bơm thủy lực và được điều khiển bằng các đường ống và cuối cùng sẽ đi qua các hệ thống chuyển thành cơ năng trở lại. Dựa vào nguyên lý như vậy nên người ta thường chia truyền động thủy lực thành một nhóm thành phần và bộ phận có chức năng khác nhau bao gồm như sau:
- Quá trình chuyển hóa năng lượng (tạo ra năng lượng): Đối với phần tử tạo ra năng lượng cho toàn bộ hệ thống như thế này thì đây là một phần tử đóng vai trò chủ yếu và nói không ngoa thì đây là trái tim của toàn bộ hệ thống. Đây là một máy bơm thủy lực cũng như các bộ phận phụ khác là xi lanh thủy lực và động cơ thủy lực. Ngoài ra, bộ phận tích áp cũng góp phần tạo nên năng lượng cho hệ thống.
- Điều khiển năng lượng: Đây là một thành phần có quan trọng không kém vì khi năng lượng được chuyển hóa thành dưới dạng áp suất và lưu lượng thủy lực thì sẽ được điều khiển nhờ các thành phần này. Đây là thành phần van vặn cũng như các khối điều áp có trong các máy bơm thủy lực có lưu lượng thay đổi.
- Truyền năng lượng: Để có thể truyền năng lượng đi khắp các thành phần cũng như trong khắp hệ thống thì đều nhờ đến các ống cứng, ống mềm và lỗ để làm nhiệm vụ truyền dầu thủy lực chảy.
- Các thành phần khác: Để có thể giúp cho bộ truyền động thủy lực được bền bỉ cũng như hoạt động được tốt nhất thì chúng ta cần phải nhờ đến các thành phần khác như: Thùng chứa dầu thủy lực, bộ phận làm mát dầu, bộ tản nhiệt, bộ lọc dầu, bộ phát nhiệt,…
Ưu, nhược điểm của truyền động thủy lực
Để có thể đánh giá được một hệ thống có phù hợp cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của công việc hay không đều nhờ đến các ưu điểm và nhược điểm. Và bộ truyền động thủy lực cũng không ngoại lệ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem hệ thống này có thật sự phù hợp với bạn không thông qua phần bên dưới đây:
Ưu điểm
- Có hệ thống cấu tạo đơn giản, linh hoạt cũng như rất đáng tin cậy nên có công suất truyền và lực cực lớn vì thế việc bảo dưỡng hay chăm sóc định kỳ hay thường xuyên là không cần thiết.
- Các bộ phận được điều khiển để hoạt động khá đơn giản và dễ dàng vì đều được thực hiện bởi tự động hóa cũng như được lập trình sẵn nên các công việc được tự động không tốn nhiều thời gian.
- Các kết cấu của đường ống trong bộ truyền động thủy lực đều có kết cấu nhỏ gọn, khối lượng rất nhẹ và không bị phụ thuộc vào nhau nên các bộ phận nối này sẽ được thay đổi để đổi chỗ cho nhau một cách dễ dàng.
- Có thể dễ dàng giảm đi khối lượng và kích thước bằng cách sử dụng áp suất thủy lực cao.
- Bởi vì bơm và động cơ thủy lực của truyền động thủy lực có một mômen quán tính thấp và dầu có thể nén được, nên có thể đạt được tốc độ truyền động cực kỳ cao mà không có tác động đáng kể như đối với các động cơ khí hay truyền động bằng điện.
- Việc thay đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành rất đơn giản.
- Bộ truyền động làm bằng thủy lực đáng tin cậy và thích hợp cho các ứng dụng hạng nặng. Khi so sánh với các xi lanh khí nén có cùng kích thước, chúng có thể cung cấp lực lớn hơn 25 lần. Ngoài ra, chúng hoạt động ở áp suất lên đến 4.000 psi.
- Có khả năng bảo vệ tân tiến hiện nay như bảo vệ hệ thống khi quá tải một cách an toàn và thuận lợi nhất bằng van an toan.
- Ngay cả khi đối với những hệ thống có cấu trúc phức tạp với nhiều mạch thì cũng có thể dễ dàng xem và giám sát bằng áp kế.
- Tự động hóa thiết bị, bất kể tinh vi hay cơ bản, bằng cách sử dụng các thành phần tiêu chuẩn hóa.
Nhược điểm
- Các đường ống sau một thời gian sử dụng thường có xu hướng bị hao mòn, mài mòn cũng như bị oxy hóa rất nặng bởi năng lượng thủy lực điều đó đã làm rò rỉ chất lỏng dẫn đến làm giảm năng suất cũng như có thể làm hệ thống hư hỏng nặng nếu không phát hiện sớm.
- Các tính chất như phụ tải thay đổi do tính nén của chất lỏng thủy lực cũng như tính đàn hồi của đường ống dẫn sẽ khó có thể giữ được một vận tốc không đổi.
- Nhiệt độ của hệ thống không ổn định khi khởi động và điều này làm cho tốc độ làm việc dao động khi độ nhớt của chất lỏng thay đổi.
Ứng dụng của truyền động thủy lực
Đối với bộ truyền lực sử dụng năng lượng thủy lực thì sẽ được xếp vào nhóm truyền lực trong ngành cơ khí. Kỹ thuật truyền tải điện chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống truyền động của máy hoặc bộ phận của thiết bị để đảm bảo rằng chức năng kỹ thuật của nó được thực hiện một cách hiệu quả nhất có thể. Ví dụ, hệ thống truyền động của ô tô, hệ thống truyền động của máy ép, v.v.
Ngoài ra, dòng chất lỏng áp suất cao có vận tốc thấp trong quá trình truyền thủy tĩnh. Trong các cơ sở xây dựng, loại truyền động này thường được sử dụng trong các hệ thống nâng hạ xe ben, nâng máy ủi, máy san gạt, v.v.
Bên trên là tất cả những thông tin về bộ truyền động thủy lực mà chúng tôi đã tổng hợp được và muốn truyền tải đến các bạn. Hi vòng rằng, qua những thông tin ấy có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi “truyền động thủy lực là gì?” Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của chúng tôi.