Máy ép tuy ô thủy lực là một loại thiết bị chuyên dụng thường được sử dụng trong hầu hết các hoạt động chính của ngành công nghiệp nói chung và các lĩnh vực khác nói riêng. Vì thế nên thiết bị máy ép tuy ô thủy lực có tác động không nhỏ đến sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu. Vậy để có thể giúp các bạn hiểu sâu cũng như nắm bắt được những thông tin mới có thể bạn chưa biết thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội Dung
Máy ép tuy ô thủy lực là gì?
Đối với một thiết bị chuyên dụng như máy ép tuy ô thủy lực thì nguồn công suất chủ yếu của chúng đến từ việc sử dụng xi lanh thủy lực để cung cấp lực nén. Đôi khi nó được gọi là máy ép Bramah theo tên người sáng tạo ra nó là Joseph Bramah một người Anh. Ngoài ra, về năng lượng đã giúp máy ép tuy ô thủy lực đã tạo ra một đòn bẩy cơ học đó chính là sử dụng cho mình một hệ thống thủy lực. Chính vì thế nên loại thiết bị máy ép tuy ô thủy lực được sử dụng rộng rãi để ép, tháo, lắp ráp, dập các tấm nắn thẳng, các thành phần máy đúc, và khi cần thiết, đục lỗ trên nhiều loại vật liệu.
Cấu tạo của máy ép tuy ô thủy lực
Để tạo nên một hệ thống thiết bị máy ép tuy ô thủy lực hoàn chỉnh và có mối liên hệ mật thiết với nhau thì không thể bỏ qua các cấu tạo của loại máy này. Về cơ bản máy ép tuy ô thủy lực sẽ bao gồm 3 bộ phận chính của mình sau đây:
1. Thân khung của máy
Đối với phần thân máy là cái khiên bảo vệ cho toàn bộ hệ thống nên nó được tạo ra bằng những vật liệu kim loại cao cấp như hợp kim và thép không gỉ để có thể chống chọi được với môi trường xung quanh, bền bỉ theo năm tháng, cũng với những khả năng chống ăn mòn oxy hóa tốt. Về các thành phần trên khung máy sẽ bao gồm những phần sau đây:
- Khuôn ép: Ngoài còn được gọi bằng cái tên khác là đai ép thì khuôn ép phục vụ với một mục đích chính đó là đáp ứng các yêu cầu ép của từng loại vật liệu.
- Khung ép: Là nơi thiết lập khuôn ép nhằm để thực hiện nhiệm vụ ép chính của máy.
- Phần thân dưới của máy: Là nơi thiết lập các hệ thống thủy lực hay hệ thống điện cũng như là nơi lưu trữ các khuôn.
2. Cơ quan điều khiển
Nhằm để đáp ứng được các nhiệm vụ ép, dập cũng như đột lỗ bằng các chức năng khác nhau đã được tích hợp sẵn thì cơ quan điều khiển là nơi để thực hiện các lệnh này. Vì là một cơ quan đầu não quan trong nên thành phần cấu tạo sẽ như sau:
- Núm điều chỉnh: Đầy là một cái núm để vặn nhằm để có thể dễ dàng thay đổi đường kính cũng như kích thước theo nhu cầu của người ép.
- Công tắc khởi động: Công tắc để khởi động máy.
- Công tắc nguồn: Đây là một nút nguồn giúp máy có thể khởi động khi đã có một nguồn điện đầu vào.
- Màn hình điện tử: Với một màn hình như này người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh, cài đặt cũng như tiện theo dõi các thông số có thể dễ dàng.
- Công tắc ép: Có 2 loại như thế này với mục đích sử dụng chính là khởi động quá trình ép cũng như tắt quá trình ép.
3. Hệ thống thủy lực
Đây là một bộ phận quan trọng nhất cũng như là trái tim của máy ép tuy ô thủy lực. Với một nhiệm vụ chính là giúp toàn bộ hệ thống có thể hoạt động dễ dàng và đem lại một khả năng ép mạnh mẽ hơn. Vậy đối với một trái tim như hệ thống thủy lực thì chúng có cho mình 2 bộ phận chính sau:
- Bơm thủy lực: Đem lại một nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp cho các quá trình làm việc của máy ép tuy ô thủy lực có thể trở nên nhanh chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
- Thùng chứa dầu: Nhằm mục đích chứa đựng cũng như di chuyển nguồn dầu này đi khắp các hệ thống nhằm mục đích giúp cho máy luôn hoạt động mượt mà, trơn tru cũng như đem lại một âm thanh dễ chịu khi hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của máy ép tuy ô thủy lực
Dựa trên nguyên lý hoạt động của Pascal với một quy định rằng áp suất trong hệ thống kép kín là không đổi và máy ép tuy ô thủy lực là một thiết bị sử dụng hệ thống thủy lực là một nguồn lực chính. Một piston đóng vai trò như một máy bơm và có diện tích mặt cắt ngang nhỏ sẽ tạo ra một lượng nhỏ lực cơ học, các piston còn lại có trong hệ thống sẽ có một diện tích lớn hơn và sinh ra lực cơ học lớn hơn.
Về nguyên tắc của định luật Pascal trong máy ép tuy ô thủy lực cho biết rằng áp suất tác dụng lên chất lỏng hạn chế được truyền không suy giảm và hoạt động mạnh như nhau trên tất cả các trường và ở góc 90 độ so với thành bình chứa.
Vậy thì nguyên lý hoạt động chính của máy sẽ được mô tả chi tiết như sau:
- Để tạo được phần khung của máy thì xi lanh công tác 4 được cố định vào dầm ngang 6 phía trên và liên kết với dầm ngang 9 để cố định phía dưới thông qua các trụ dẫn hướng phía dưới 7.
- Một dầm di động 8 sẽ được trượt dọc theo trục dẫn hướng và đồng thời được gắn vào xi lanh 4 nhờ chuyển động piston 5 trong đó.
- Một bàn phía trên có các khe bắt vít hay bu lông để gắn chặt vào khuôn trên nhờ được kết nối trực tiếp vào dầm di động.
- Nhờ piston trên được về 11 nên dầm di động sẽ được chuyển động xuống bên dưới.
- Có thể lắp bàn máy dưới dùng để lắp vào khuôn dưới nhờ ở trên có dầm cố định.
Do máy ép tuy ô thủy lực này sử dụng nguồn năng lượng chính là chất lỏng có áp suất cao nên các vòng đệm kín (hay còn đọc là các gioăng) sẽ được thường xuyên được sử dụng giữa xilanh và piston để tránh rò rỉ cũng như làm giảm được áp lực của chất lỏng thủy lực.
Các loại máy ép tuy ô thủy lực
Đối với một thiết bị chuyên dụng như máy ép tuy ô thủy lực thì nó có cho mình nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng cũng như hiệu quả hơn trong các ngành nghề hay công việc khác nhau. Nhưng hiện nay trên thị trường loại máy ép tuy ô thủy lực này được phân làm 2 loại chính như sau:
Máy ép tuy ô thủy lực bằng tay
Vì một đặc điểm thuận tiện là được thiết kế với dạng ống bằng bơm tay được tích hợp thêm một lò xo đàn hồi. Nên loại Máy ép tuy ô thủy lực bằng tay được thường xuyên được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, không chỉ giúp tăng năng suất mà còn mang lại lợi ích cho người sử dụng. Một số ví dụ bao gồm máy ép ống thủy lực, hệ thống ống nước thải, khớp nối ống thủy lực, ngành công nghiệp ô tô, ngành hàng không, hoạt động sản xuất công nghiệp, v.v.
Máy ép tuy ô thủy lực bằng điện
Với khả năng sử dụng nguồn điện của mình đem lại một công suất đạt hiệu quả rất cao trong công việc cũng như giảm các chi phí liên quan đến nhân công. Thế nên loại máy ép tuy ô thủy lực bằng điện này được sử dụng trong nhiều dự án lớn cũng như các ngành nghề lĩnh vực quan trọng.
Chức năng của máy ép tuy ô thủy lực
Với chức năng của máy ép tuy ô thủy lực thì nó sử dụng cho mình một hệ thống xi lanh thủy lực để tạo nên một lực nén ép. Hiểu một cách nôm na khác là đây một loại máy ép, tùy thuộc vào nhu cầu, sử dụng áp suất cung cấp cho chất lỏng để nén hoặc nghiền nát một vật hoặc chất. Máy này hoạt động tương tự như hệ thống thủy lực của đòn bẩy cơ học.
Ngoài ra, một thiết bị chuyên dụng như máy ép tuy ô thủy lực đây được ưa chuộng và sử dụng phổ biến với nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp. Vì qua các ưu điểm sau đây:
- Máy hoạt động êm ái, không gây tiếng ồn lớn. Cũng như có thể tạo ra một áp suất tối thiểu, không giống như một máy ép trục khuỷu, loại máy này có thể giữ áp suất đó trong suốt quá trình làm việc.
- Có cho tác động riêng biệt cũng như đa tác động. Máy ép tuy ô thủy lực có thể được tạo ra các sản phẩm theo các nhu cầu về thông số kỹ thuật của khách hàng, máy một động tác được sử dụng cho máy ép, trong khi máy đa tác động được sử dụng cho nhiều chuyển động khác nhau, bao gồm ép biên và ép sâu, ép theo được lập trình, tăng áp và biến dạng theo từng bước.
- Máy sử dụng các bộ phận được tiêu chuẩn hóa cao như máy bơm bánh răng, máy bơm piston áp suất cao, van, đường ống, v.v. và có thiết kế cấu trúc hệ thống đơn giản.
- Không có giới hạn áp suất ép trên máy. Theo công nghệ và khuôn mẫu, máy có thể dễ dàng tùy chỉnh được lực ép được theo bất kỳ hướng nào, bao gồm hướng lên, xuống, nằm ngang và các hướng khác.
Cách sử dụng máy ép tuy ô thủy lực
Bước 1: Để có thể sử dụng chúng ta hãy lắp khớp nối cũng như đầu nối vào ống thủy lực cần bấm. Trước khi đưa sản phẩm cần ép vào máy ép tuy ô thủy lực, hãy đo đường kính bằng thước kẹp điện tử.
Bước 2: Đưa sản phẩm cần ép vào bên trong máy ép tuy ô thủy lực.
Bước 3: Các loại máy ép tuy ô thủy lực ngày nay thường có hai nút bấm được tích hợp. Các nút này tạo điều kiện thuận lợi cho việc bấm và hồi ống bằng cách hỗ trợ dây đai rút lại. Nhấn nút màu xanh lam để rút đai vào lúc này nếu bạn muốn bắt đầu đẩy ống. Hãy ghi nhớ canh chỉnh sản phẩm ép đúng vị trí trong quá trình ép.
Bước 4: Sau đó, người dùng nhấn vào nút màu đỏ để đặt đai trở lại đúng vị trí của nó sau khi kết thúc quy trình ép. Kỹ thuật viên có thể lấy ống để kiểm tra sau khi dây đai từ từ bung ra.
Bước 5: Người sử dụng nên kiểm tra sơ bộ sau khi tháo ống ra khỏi thiết bị. Kiểm tra độ chắc của ống, đầu hay khớp hay chưa. Sau đó, tiếp tục sử dụng thước kẹp điện tử để kiểm tra lại một lần nữa. Hãy lặp lại các quy trình trước đó nếu không thỏa mãn các thông số kỹ thuật thì hãy đưa ống vào máy.
Bên trên là tất cả những thông tin về thiết bị chuyên dụng máy ép tuy ô thủy lực. Mong rằng qua bài viết đã có thể đem lại nhiều thông tin hơn cũng như đã giải đáp được phần nào thắc mắc bên trong bản thân bạn. Với một mục đích giúp các bạn đem lại nhiều hơn những lợi ích trong công việc của bản thân mình.