Máy ép gạch bê tông thủy lực

Gạch không nung đang được ưa chuộng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp xây dựng nói chung và trong đời sống hàng ngày, chúng dần thay thế cho những sản phẩm gạch đất sét truyền thống bởi những ưu điểm vượt trội của nó như chi phí giá thành, năng suất cũng như thân thiện với môi trường,… Máy ép gạch bê tông thủy lực được đánh giá sử dụng công nghệ hàng đầu trong việc chế tạo ra những viên gạch không nung có chất lượng cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây để có thêm một sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Gạch bê tông là gì?

Gạch bê tông là loại gạch không nung được tạo nên từ hỗn hợp xi măng, cát, đá dăm nhỏ và một số loại phụ gia khác. Loại gạch này được ứng dụng tương đối phổ biến hiện nay, thường sử dụng trong các công trình xây dựng đường xá, cầu cống, nhà cửa,…

Điểm khác biệt của loại gạch này so với những sản phẩm truyền thống là chúng được tạo nên từ quá trình rung ép thủy lực hoặc ép tĩnh để các hạt nguyên liệu được nén chặt lại với nhau trong khuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu mong muốn. Gạch bê tông được chia làm nhiều loại khác nhau như gạch bê tông cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp và gạch bê tông bọt,… được sản xuất bởi máy ép gạch bê tông thủy lực.

gach-be-tong

Máy ép gạch bê tông thủy lực là gì?

Máy ép gạch bê tông thủy lực hay còn được gọi là máy ép gạch không nung thủy lực là dòng máy công nghệ cao hiện nay được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình, thi công, xây dựng. Loại máy này được người tiêu dùng đánh giá cao bởi tạo ra những viên gạch nung có chất lượng tốt, hình thức đẹp, mịn hơn so với các sản phẩm gạch truyển thống.

Cấu tạo của máy ép gạch không nung thủy lực

Cấu tạo của một máy ép gạch bê tông không nung thủy lực được chia thành nhiều bộ phận khác nhau gồm:

  • Bộ phận cấp và chứa nguyên liệu: Đây là bộ phận chứa nguyên liệu sản xuất ra gạch bảo gồm đá mạt, cát, sỏi, đất , xỉ than, xi mắn, nước,… Các nguyên liệu được đưa vào phễu chứa nguyên liệu theo một tỷ lệ chuẩn đã được cái đặt sẵn trên máy.
  • Bộ phận trộn nguyên liệu: Các nguyên liệu được đưa vào bộ phận trộn và trộn đều lên; sau đó đưa vào ngăn phân chia nguyên liệu để đưa đến bộ phận tạo hình.
  • Bộ phận khay đỡ: Với công dụng làm đế trong quá trình ép gạch và chuyển gạch thành phẩm ra ngoài. Bộ phận này được làm từ gỗ ép, tre ép hoặc nhựa tổng hợp có độ bền cao chịu được lực nén và lực rung lớn.

Ưu điểm của máy ép gạch bê tông thủy lực

  • Bộ phận tạo hình sản phẩm: Sử dụng lực ép lớn của hệ thống thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý ép và rung để tác động lên những viên gạch block không nung tạo nên độ cứng cáp, chắc chắn và ổn định cho chúng.
  • Bộ phận tự động ép mặt: Với những loại gạch lát vỉa hè hay gạch trang trí thì thường có thêm bộ phận này để tạo màu cho bề mặt gạch thêm tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu chỉ sản xuất gạch block để xây dựng thì không cần bộ phận này.
  • Bộ phận tự động chuyển gạch: Bộ phận này chịu trách nhiệm chuyển những viên gạch đã tạo hình xong ra ngoài và sắp xếp đúng vị trí.

Ưu điểm máy ép gạch bê tông thủy lực

Được đánh giá là thiết bị công nghệ hàng đầu trong việc sản xuất gạch bê tông, máy ép gạch bê tông thủy lực có những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp với quy trình tự động hóa hoàn chỉnh, năng suất làm việc cao, tiết kiệm chi phí thuê nhân công, rút gọn thời gian vận hành.
  • Loại máy này có thể sản xuất đa dạng những sản phẩm loại gạch khác nhau như gạch rỗng, gạch đặc, gạch 2 lỗ, 4 lỗ hay 6 lỗ, gạch lát vỉa hè,… chỉ bằng cách đổi khuôn ép.
  • Máy hoạt động tương đối dễ dàng, lực ép lớn, không gây ra tiếng ồn cho những khu vực xung quanh.
  • Sản phẩm không qua việc nung và tận dụng được những nguyên liệu tại địa phương do đó sản phẩm tương đối thân thiện với môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm bầu không khí cũng như nguồn nước.
  • Máy được lắp đặt tương đối gọn gàng, dễ dàng lắp đặt cũng như vận hành đối với các công nhân.
  • Sản phẩm phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng quy mô từ nhỏ đến lớn đáp ứng quá trình sản xuất được diễn ra nhanh chóng hơn.

Ưu điểm nổi bật của máy ép gạch bê tông thủy lực

Hướng dẫn vận hành máy ép gạch bê tông bán tự động

Bước 1: Chuẩn bị máy

Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo máy ép gạch bê tông thủy lực hoạt động được trơn tru, đảm bảo lượng sản phẩm ra đều thì bạn cần kiểm tra tất cả hệ thống máy móc như máy trộn, băng tải cấp liệu (gồm trục lô, con lăn, nhông xích truyền tải,), máy ép gạch,… đều được vệ sinh sạch sẽ bởi quá trình sản xuất trước đó nếu còn xót lại những nguyên liệu như đá mạt, đất, cát lớn sẽ rất dễ bị kẹt máy. Khi kiểm tra bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra phần điện: Đủ 3 pha mới đảm bảo hoạt động.
  • Kiểm tra phần thủy lực như xilanh lên xuống, xi lanh cấp liệu lên xuống đã đảm bảo ra vào đúng theo quy trình đã đưa ra.
  • Kiểm tra phần hoạt động của các cơ cấu cơ khí: Khi cho thiết bị chạy thử không tải để kiểm tra hệ thống, nếu không có vấn đề gì bắt đầu cho dây chuyền hoạt động.

Bước 2: Tiến hành đo đạc vật liệu đầu vào ở khu vực máy trộn bằng bộ định lượng vật liệu thể tích để đảm bảo không bị sai sót trong quá trình vận hành máy. Thông thường được làm 1 lần khi bắt đầu sản xuất gạc trong ngày hôm đó.

Bước 3: Cung cấp lượng vật liệu như đá mạt, xi măng theo như định lượng thể tích đã xác định trong bức trên đó theo tỉ lệ thông thường là 500kg-550kg đá mạt; 30-50kg xi măng và 45-50 lít nước.

Hướng dẫn vận hành máy ép bê tông thủy lực

Bước 4: Khởi động máy trộn hoạt động làm 2 lần như sau:

  • Lần 1: Trộn khô trước hỗn hợp xi măng và đá mạt khoảng 30-40 giây.
  • Lần 2: Sau đó cung cấp nước và trộn thêm 45-50 giây nữa là kết thúc quá trị trộn nguyên liệu.

Bước 5: Cho mở cửa xả để xả vật liệu đã trộn, thời gian xả 30-35 giây là hết liệu, đồng thời lúc này băng tải cấp liệu đã hoạt động giúp nhận vật liệu từ cửa xả của máy trộn cấp vào máy tiếp liệu trên máy ép. Khi hết liệu trong thùng trộn đã hết thì quay trở lại bước 3, 4, 5 để trộn mẻ tiếp theo giúp cho máy vận hành liên tục đạt hiệu quả.

Bước 6: Khi đã có vật liệu trên máy tiếp liệu, chúng ta khởi động máy ép và hệ định lượng vật liệu để cấp vào khuôn đựng vật liệu ép với tỉ lệ chuẩn và ra thành phẩm.

Bước 7: Vận chuyển gạch ra khỏi khu vực sản xuất bằng xe ra gạch bằng tay và xếp gạch vào vị trí quy định tại nhà máy hoặc tại công trình xây dựng.

Bước 8: Khi gạch đã đủ thời gian và cường độ xếp kiêu (thường là sau 12 – 24 giờ), vận chuyển gạch ra khỏi vị trí cũ và xếp kiêu gạch để bảo dưỡng gạch (2 lần/ngày; 2 ngày bảo dưỡng).

Những lưu ý khi sử dụng máy ép bê tông thủy lực

Lưu ý: Trong quá trình vận hành máy khách hàng cần lưu ý những vấn để sau để máy được hoạt động hiệu quả nhất:

  • Thường xuyên vệ sinh máy móc để đảm bảo hoạt động được hiệu quả và đạt công suất tốt nhất.
  • Kiểm tra ốc vít, bảo dưỡng máy móc định kỳ để đảm bảo máy móc được vận hành trơn tru, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Chú ý lượng dầu trơn trong máy luôn được đảm bảo ở mức từ 1/2-2/3 buồng chứa các vòng bi, khi cho dầu mới vào cần làm sạch lượng dầu cũ trong máy.
  • Ngoài ra trong quá trình vận hành máy ép gạch bê tông thủy lực bán tự động luôn tuân thủ những quy định an toàn lao động để tránh những rủi rõ không đáng có trong quá trình sử dụng.

Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất về máy ép gạch bê tông thủy lực, đầy là một loại máy đang được đánh giá cao về công dụng thay thế cho những máy làm gạch truyền thống tạo ra những viên gạch không nung với những ưu điểm nổi bật. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dòng sản phẩm này bạn hãy để lại bình luận phía dưới để cùng thảo luận với chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *