Kích thủy lực xuất hiện vào năm 1838 bởi “William Joseph Curtis” và vào năm 1851, kích thủy lực cầm tay đã được ra đời bởi “Richard Dudgeon”. Kích của ông ở thời điểm đó đã được công nhận là vượt trội hơn nhiều so với loại kích ban đầu. Vậy kích thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Thủy Lực Việt sẽ giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn về loại dụng cụ này trong bài viết dưới đây!.
Nội Dung
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực sử dụng một nguồn thủy lực bên trong nó, chúng dùng để nâng xe lên để có thể tiến hành bảo dưỡng. Các loại phổ biến nhất là kích ô tô, kích sàn hoặc kích gara, tên gọi của chúng thường được gọi theo khả năng nâng tối đa của nó (ví dụ: kích 1,5 tấn hoặc kích 3 tấn). Kích công nghiệp có thể chịu được tải trọng nhiều tấn hơn.
Nguyên lý hoạt động
Kích thủy lực sử dụng một loại dầu không nén được bên trong, được đẩy vào xi-lanh bằng piston. Khi piston đẩy ra, nó sẽ hút dầu ra khỏi bình chứa thông qua van một chiều hút vào buồng bơm. Khi piston đẩy về phía trước, nó sẽ đẩy dầu qua van kiểm tra xả vào xi lanh. Bi van hút nằm trong buồng mở ra sau mỗi lần thu piston và mở ra khi dầu được đẩy vào xi lanh.
Kích thủy lực có mấy loại
Trên thị trường, có rất nhiều loại kích được phát minh theo nhu cầu của khách hàng, nhưng các loại đấy đều được phát minh dựa vào 3 loại kích cơ bản sau:
Kích khí nén
Kích khí nén hay kích thủy lực dùng khí nén, loại này chỉ sử dụng được khi có một bơm thủy lực để thay thế cho sức của con người.
Loại này thường có giá thành khá cao vì phải mua thêm một bơm phù hợp đi kèm, nhưng bù lại kích này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người lao động.
Từ kích khí nén, các nhà phát minh đã cho ra các biến thể khác như:
- Kích 1 chiều
- Kích 2 chiều
- Kích rỗng tâm
- Kích vòng hãm
- Kích lùn hay kích mini
Kích chai
Kích chai là loại kích có thiết nhìn giống một cái chai có thân hình trụ và cổ. Tại thị trường Việt Nam nó có một tên gọi khác là “Con đội thủy lực”. Loại kích này hoạt động mà không cần dùng thêm một phụ kiện hỗ trợ khác như bơm tay hay bơm điện giống loại kích khí nén.
Kích sàn
Kích sàn hay “Kích cá sấu”, thường có một piston nằm ngang đẩy vào đầu ngắn của tay quay, với cánh tay dài cung cấp chuyển động thẳng đứng cho bệ nâng, được giữ nằm ngang bằng một liên kết ngang. Được trang bị 4 bánh xe đi kèm, giúp nó dễ dàng di chuyển bên dưới xe, đồng thời cho phép mở rộng đáng kể.
Ứng dụng kích thủy lực
- Nâng hạ, di chuyển vật nặng.
- Sửa chữa ô tô, xe máy.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị.
- Cứu hộ xe bằng kích thủy lực.
- Nâng hạ vật nặng trong xây dựng
- Ép cọc, ép dung dịch.
- Đùn phôi, đột lỗ kim loại.
- Cắt tôn bằng kích thủy lực
- Ghép nối, lắp ráp.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết nhất liên quan đến kích thủy lực. Mong rằng qua bài viết trên đây sẽ hỗ trợ khách hàng nắm bắt được hết những kiến thức cần thiết về thiết bị thủy lực này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quay thiết bị trên, vui lòng liên hệ vào số hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!
Bạn có thể tìm hiểu thêm các tin tức thủy lực khác tại website: thuylucviet.net.