Để vận hành một hệ thống thủy lực thì không thể thiếu bơm thủy lực. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại bơm phổ biến là bơm bánh răng và bơm piston. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về 2 loại bơm thủy lực này!
Nội Dung
Khái niệm về bơm thủy lực
Bơm thủy lực (Hydraulic pump) là một phần vô cùng quan trọng đối với mỗi hệ thống thủy lực. Thiết bị giúp chuyển hóa năng lượng cơ năng thành năng lượng thủy lực. Khi bơm thủy lực hoạt động, nó sẽ thực hiện hút, đẩy chất lỏng để ép chất lỏng này vào hệ thống thủy lực. Nhờ có bơm thủy lực, các thiết bị máy móc mới có thể vận hành linh hoạt.
Nếu bơm thủy lực bị hỏng hóc, hoặc gặp sự cố, các thiết bị máy móc cũng bị ảnh hưởng. Do đó, cần phải tìm hiểu và lựa chọn các thiết bị bơm thủy lực phù hợp để tối đa hiệu quả hoạt động của các thiết bị máy móc.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại bơm thủy lực khác nhau. Tuy nhiên, bơm thủy lực bánh răng và bơm thủy lực piston là 2 thiết bị bơm chuyên dụng được sử dụng nhiều nhất. Dưới đây là những thông tin về cấu tạo của 2 loại bơm thủy lực bánh răng và bơm thủy lực piston mà chúng muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Cấu tạo bơm thủy lực bánh răng
Bơm thủy lực bánh răng là thiết bị bơm chuyên dụng có cấu tạo khá đơn giản. Cùng với mức giá bán thấp hơn các sản phẩm bơm thủy lực khác. Do đó, sản phẩm bơm thủy lực bánh răng được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Bơm thủy lực bánh răng có kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản. Do đó, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng. Trong quá trình sử dụng, khách hàng có thể dễ dàng điều chỉnh lưu lượng và áp suất bơm sao cho phù hợp với công việc.
Hơn nữa, bơm thủy lực bánh răng được phân ra làm 2 loại: Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong và bơm thủy lực bánh răng ăn khớp ngoài. Dưới đây là những thông tin chi tiết về 2 loại bơm thủy lực bánh răng này.
Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong
Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong là dòng bơm có cặp bánh răng ăn khớp vào vị trí bên trong quay lồng vào nhau, 2 bánh răng quay cùng chiều trong quá trình vận hành. Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong được ứng dụng chủ yếu trong hệ thống bơm dầu, làm mát động cơ và ứng dụng nâng hạ trong hệ thống thủy lực.
Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong có cấu tạo chặt chẽ, gồm các bộ phận sau:
- Thân bơm: Thường được gia công bằng các chất liệu inox hoặc thép không gỉ. Đảm bảo độ cứng cáp, chắc chắn, bền bỉ trong quá trình sử dụng.
- Bánh răng bị động: Nằm ở vị trí bên trong bánh răng chủ động. Có kích thước nhỏ hơn bánh răng chủ động.
- Bánh răng chủ động: Nằm ở vị trí bên ngoài bánh răng bị động. Có kích thước lớn hơn bánh răng bị động.
- Cổng hút: Là vị trí truyền dẫn dầu vào.
- Đường dẫn dầu: Thực hiện nhiệm vụ phân phối dẫn dầu từ khoang hút sang khoang xả.
- Trục dẫn động: Động cơ sẽ truyền lực trực tiếp đến bánh răng.
- Cổng ra: Thực hiện nhiệm vụ dẫn truyền chất lỏng ra bên ngoài.
Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp ngoài
Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp ngoài là dòng bơm sử dụng hai bánh răng bên ngoài để loại bỏ chất lỏng. Dòng máy bơm thủy lực bánh răng ăn khớp ngoài có cặp bánh răng giống nhau được lồng vào nhau và nhận hỗ trợ bởi các trục riêng biệt. Thường được sử dụng để bôi trơn các thiết bị máy móc và truyền tải chất lỏng vào động cơ thủy lực.
Bơm thủy lực bánh răng ăn khớp ngoài có cấu tạo đơn giản hơn so với dòng máy bơm thủy lực bánh răng ăn khớp trong. Gồm những bộ phận cụ thể như sau:
- Trục bơm: Được làm từ các chất liệu thép nung ở nhiệt độ cao, chịu ăn mòn và áp lực cao. Cặp trục bơm được thiết kế song song. Mỗi trục kết nối với 1 bánh răng.
- Bánh răng chủ động: Được làm từ các chất liệu thép nung ở nhiệt độ cao. Có kích thước bằng kích thước của bánh răng bị động. Xoay quanh trục bơm theo chiều ngược lại với bánh răng bị động.
- Bánh răng bị động: Được làm từ các chất liệu thép nung ở nhiệt độ cao. Có kích thước bằng kích thước của bánh răng chủ động. Xoay quanh trục bơm theo chiều ngược lại với bánh răng chủ động.
- Vỏ bơm: Thường được gia công bằng các chất liệu inox hoặc thép không gỉ. Đảm bảo độ cứng cáp, chắc chắn, bền bỉ trong quá trình sử dụng.
- Van an toàn: Hoạt động khi xảy ra sự cố quá tải tại đầu xả. Có nhiệm vụ bảo vệ máy bơm.
- Phớt bơm: Thường là phớt cơ khí hoặc phớt tết.
Cấu tạo bơm thủy lực piston
Bơm thủy lực piston là thiết bị chuyên dụng đóng vai trò trung tâm của hệ thống thủy lực. Bơm thủy lực piston thực hiện hút, đẩy chất lỏng để ép chất lỏng này vào hệ thống thủy lực, giúp vận hành máy móc. Bơm thủy lực piston có khả năng tự hút tốt, hiệu suất làm việc cao. Do đó, đem lại hiệu quả trong quá trình làm việc. Cần chú trọng bảo dưỡng, bảo trì dụng cụ thủy lực này theo định kỳ để thiết bị hoạt động trơn tru, linh hoạt.
Bơm thủy lực piston được phân chia dựa trên trục piston của bơm, gồm có 2 loại là: Bơm thủy lực piston hướng trục và bơm thủy lực piston hướng tâm (hướng kính).
Bơm thủy lực piston hướng trục
Bơm thủy lực piston hướng trục có cấu tạo khá đặc biệt và phức tạp hơn so với các thiết bị bơm khác. Các piston bên trong thiết bị bơm được đặt song song với trục và được truyền lực qua các khớp nối hoặc đĩa nghiêng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại bơm thủy lực piston so với các loại bơm khác là khoang đẩy và khoang hút được bố trí riêng biệt ở đĩa phân phối dầu. Do đó, nếu tăng kích thước của các khoang lên cũng không ảnh hưởng đến kích thước chung của bơm.
Bơm thủy lực piston gồm có các bộ phận cụ thể như sau:
- Piston: Được bố trí song song, truyền lực bằng khớp nối hoặc các đĩa nghiêng.
- Rotor: Thực hiện chuyển động quay, kéo theo piston chuyển động tịnh tiến.
- Đĩa nghiêng: Thực hiện truyền lực cho bơm thủy lực piston.
- Đĩa phân phối dầu: Gồm khoang đẩy và khoang hút.
Bơm thủy lực piston hướng tâm
Bơm thủy lực piston hướng tâm là thiết bị bơm có đặc điểm khá giống với bơm thủy lực piston hướng trục. Tuy nhiên, các piston của loại bơm thủy lực piston hướng tâm chuyển động hướng tâm với trục rotor.
Bơm thủy lực piston hướng tâm có cấu tạo khá phức tạp so với các thiết bị bơm khác. Gồm có nhiều chi tiết như: Stator, bệ trượt, rotor, vành nổi, piston, vòng bi đỡ trục,nắp bơm, trục bơm, phanh hãm, vỏ bơm, puly khớp nối, phớt làm kín, trục phân phối, van điều khiển vành nổi, cần điều khiển, hai đường dẫn dầu.
Ứng dụng của bơm thủy lực
Bơm thủy lực được áp dụng để chuyển đổi năng lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu giải pháp công nghệ trong thực tế của các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, còn được sử dụng để thực hiện các công việc bơm xăng dầu, bơm nước cứu hỏa, bơm nước nước sinh hoạt, bơm các chất lỏng trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, bơm chất lỏng để bôi trơn các thiết bị máy móc, phục vụ cho các quá trình sản xuất.
Kết luận
Bơm thủy lực có cấu tạo khá đặc biệt với nhiều loại khác nhau. Đây là một phần rất quan trọng đối với các thiết bị máy móc. Do đó, để công việc đạt hiệu quả và năng suất tối đa, cần phải tìm hiểu kỹ về cấu tạo và ưu, nhược điểm của sản phẩm, sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý lựa chọn những địa chỉ cung cấp thiết bị bơm thủy lực chất lượng để phát huy hết năng suất và hiệu quả làm việc của sản phẩm.