Sàn nâng thuỷ lực là sản phẩm được ứng dụng nhiều tại các cảng tàu, các nơi có nhu cầu vận chuyển, xếp, dỡ hàng hoá cao. Vậy sàn nâng có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Ưu điểm và sàn nâng thuỷ lực thường được sử dụng ở đâu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ở dưới đây.
Nội Dung
Sàn nâng thủy lực là gì?
Sàn nâng thủy lực có tên tiếng anh là Hydraulic Dock Leveler hay còn gọi là sàn nâng tự động. Đây là thiết bị nối liền sàn kho với sàn của các phương tiện vận chuyển giúp xe nâng có thể ra vào container đóng và lấy hàng một dễ dàng, nhanh chóng.
Cấu tạo sàn nâng thủy lực
Sàn nâng thuỷ lực được điều khiển bằng hệ thống bơm thủy lực. Cùng với nhiều bộ phận khác nhau hình thành lên sàn nâng thuỷ lực. Cụ thể những bộ phận đấy là gì? Cùng tìm những bộ phận chính cấu tạo nên sàn nâng thuỷ lực ở dưới đây:
- Mặt sàn nâng thuỷ lực
- Mép sàn nâng thuỷ lực (lip)
- Khung sàn nâng
- Motor điện và bơm thủy lực
- Ben thủy lực chính cho sàn nâng
- Ben thủy lực phụ cho mép sàn
- Tấm chắn 2 bên.
- Thanh chống bảo vệ
- Cao su giảm chấn
⇒ Với mỗi bộ phận khác nhau sẽ có những chức năng riêng của chúng. Những bộ phận đó sẽ bổ sung lẫn nhau để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và tốt nhất.
Nguyên lý hoạt động của sàn nâng thủy lực
Để có thể sử dụng sàn nâng thuỷ lực một cách hiệu quả và bền bỉ. Bạn cần phải nắm rõ nguyên lý hoạt động của sàn nâng. Chi tiết sẽ được chúng tôi giải đáp ở dưới đây. Cùng theo dõi và hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của sàn nâng.
- Sàn nâng thuỷ lực được hoạt động bằng kích thuỷ lực chuyên dụng thay vì phải sử dụng điện. Do đó, trong trường hợp không có nguồn điện thì sàn vẫn sử dụng được bình thường.
- Khi nhận được lệnh bàn nâng thủy lực sẽ được nâng lên và mép dock sẽ tự động mở. Trong trường hợp Dock Leveler bằng với mặt xe container hoặc xe tải nó sẽ được hạ xuống.
- Sau khi hoàn thành xong công việc, sàn nâng sẽ tự động nhận lệnh và hạ xuống.
Ưu điểm của sàn nâng thủy lực
Những ưu điểm có thể được kể đến trong sàn nâng thủy lực:
- Tiết kiệm chi phí.
- Cấu tạo đơn giản nên dễ vệ sinh, bảo dưỡng, lắp đặt nhanh.
- Được trang bị với 2 tiêu nâng xi lanh chịu lực cao nên giảm, hạn chế sự cố trong quá trình vận chuyển.
- Khả năng chịu tải cao, đáp ứng với mọi yêu cầu trong việc nâng, hạ hàng hóa.
- Thiết bị được chế tạo từ thép cao cấp, sức chịu lực va đập tốt. Sàn nâng có thể làm việc với cường độ cao, bền bỉ trong thời gian dài. Tiết kiệm chi phí bảo trì cũng như bảo dưỡng.
- Hệ thống cảm biến của sàn nâng sẽ dừng khi sàn nâng và xe bị rời nhau hoặc có khoảng cách khi hoạt động.
- Được thiết kế với đa dạng mẫu mã đem đến cho người sử dụng nhiều sự lựa chọn cũng như thiết kế vô cùng đẹp mắt.
Sàn nâng thủy lực được sử dụng ở đâu?
Hiện nay, tại các khu vực nhà máy có tần suất xuất, nhập hàng lớn đang gặp khó khăn trong việc xếp dỡ hàng hóa, linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn không đảm bảo tính an toàn cho người lao động cũng như làm mất thời gian trong quá trình hoạt động.
Vậy nên, việc sử dụng sàn nâng thủy lực là giải pháp tối ưu nhất giúp kết nối giữa sàn kho và xe container. Giải quyết được các vấn đề trong vận chuyển, khuân vác một cách dễ dàng.
Cụ thể, sàn nâng thuỷ lực được ứng dụng tại các:
- Cảng biển, bến tàu.
- Kho xuất nhập hàng tại các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy.
- Nơi có mật độ tần suất xuất nhập hàng hóa nhiều.
Hướng dẫn sử dụng sàn nâng thủy lực
Để có thể sử dụng sàn nâng thuỷ lực đúng cách. Các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây.
- Bước 1: Bấm nút “POWER” để khởi động. Sau đó, bấm và giữ nút “UP” đến khi sàn nâng lên hết hành trình tấm mũi (lip) sẽ tự động bật ra.
- Bước 2: Khi lip bật ra, thả tay ra khỏi nút nhấn. Sàn nâng sẽ hạ xuống và gác lên thùng xe. Tại đây, khi bắt đầu lên hàng hoặc xuống hàng cần lưu ý mũi sàn nâng (lip) phải gác lên thùng xe tối thiểu 10cm.
- Bước 3: Tiến hành quá trình xếp – dỡ hàng.
- Bước 4: Để xếp sàn nâng lại, bấm và giữ nút “UP” sàn nâng sẽ nâng lên và phần mũi (lip) sẽ tự động xếp lại.
- Bước 5: Khi phần mũi xếp lại, thả tay ra khỏi nút nhấn. Sàn nâng sẽ tự động xếp lại về trạng thái ban đầu, kết thúc quá trình làm việc.
Phân biệt sàn nâng thủy lực với sàn nâng cơ khí
Sàn nâng thuỷ lực và sàn nâng cơ khí đều là hệ thống sàn nâng hạ giúp kết nối giữa mặt sàn kho với thùng xe container. Vì có độ bền cao với khả năng chịu tải trọng lớn lên tới 6000kg – 10000kg giúp tiết kiệm được sức người và tiền của.
Sàn nâng thuỷ lực | Sàn nâng cơ khí | |
Cơ chế hoạt động | Sàn nâng thủy lực (Hydraulic dock leveler) là dạng sàn nâng tự động, kích hoạt motor và bơm thủy lực giúp sàn nâng lên, hạ xuống dễ dàng bởi hộp điều khiển Sàn được sử dụng bơm thủy lực động cơ 1.1000 Watt để nâng sàn lên xuống. Hệ thống điều khiển bán tự động sẽ giúp nhanh chóng kết nối với các phương tiện vận chuyển. | Sàn nâng cơ khí (Mechanical Dock Leveler) là sàn hoạt động bằng hệ thống xích, lò xo đẩy kết hợp với hệ thống cơ khí, tạo ra cơ chế vận hành ổn định, linh hoạt. |
Ưu điểm | Đáp ứng được mọi công trình có lưới điện ổn định và cố định. Hoạt động nhanh, ổn định, ít rung lắc. Thiết kế chắc chắn, có độ an toàn cao. Cấu tạo đơn giản giúp dễ dàng vệ sinh và sửa chữa. Hình dáng có tính thẩm mỹ cao. Có sàn nâng linh hoạt và sàn nâng lip trượt. | Có khả năng sử dụng với mọi công trình kể cả các công trình có lưới điện yếu, công trình đang xây dựng và nhà kho ở những nơi ẩm ướt… Dễ dàng lắp đặt, tháo dời, di chuyển linh hoạt. Được thiết kế với khả năng chống cháy, nổ, an toàn cao. Không tiêu hao điện năng. |
Kết luận
Phía trên là toàn bộ những thông tin về sản phẩm sàn nâng thuỷ lực. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên về cấu tạo của sàn nâng thuỷ lực, nguyên lý hoạt động của sàn nâng và hướng dẫn sử dụng sàn nâng đã giúp các bạn hiểu hơn về sản phẩm cũng như có thể lựa chọn được sàn nâng phù hợp với nhu cầu của các bạn.